mardi 6 mars 2007

Hien tuong va ban chat cua csvn d/v ton giao

Hiện Tượng & Bản Chất của CSVN đối với Tôn Giáo

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)



Sự kiện Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng CSVN) xin bệ kiến Đức Giáo Hoàng Benedict 16 vào ngày 25-01-2007 vừa qua, được đánh gía như là "một khúc quanh lịch sử của CSVN từ xưa đến nay". Từ đó trong dư luận cũng có nhiều quan tâm và một số câu hỏi được đặt ra. Một số người cho rằng, vì tình hình bắt buộc, Dũng phải xin bệ kiến Đức Giáo Hoàng để mong giảm thiểu tối đa sự căng thẳng từ những làn sóng đấu tranh đang dâng cao của người Việt trong cũng như ngoài nước.


Một số khác lại ngây thơ cho rằng CSVN đang thực sự muốn thay đổi, đang nỗ lực đi tìm cơ hội để thay đổi một chính sách mới, quay về với tâm linh, nới rộng kìm kẹp tôn giáo tại Việt Nam, hầu dùng đó làm nhịp cầu tiến đến dân chủ hoá đất nước một cách an toàn trong danh dự.


Một sự kiện, biết bao điều bí ẩn
Bọn vong nô, thay đổi cả tâm hồn?
Hay ngặt nghèo nước đã ngập đến trôn?
Trong thủ đoạn, cố đi tìm cứu cánh?


Nhận định về sự kiện này, Giám Mục Mai Thanh Lương (Địa phận Orange County -
Cali) cho biết, dù sao chăng nữa "Đối thoại bao giờ cũng có lợi hơn có hại. Trước đây
Toà Thánh cũng đã từng mở cửa đón tiếp Fidel Castro (Cuba), mặc dù có rất nhiều ý
kiến phản đối, sau đó Đức Thánh Cha cũng đến thăm Cuba và từ đó tình hình tôn giáo
tại Cu Ba đã được cởi mở hơn". GM Lương cũng hy vọng hai bên có thể đi đến những
thoả hiệp nào đó, để có thể thiết lập bang giao, và lúc đó sẽ có nhiều ảnh hưởng tốt,
đối với xã hội Việt Nam. Một số người đồng quan điểm với GM Lương cũng hy vọng, sau cuộc bệ kiến Đức Giáo Hoàng của Dũng, Vatican sẽ đặt nền tảng ngoại giao tại Việt Nam. Như vậy, giáo hội Thiên Chúa Giáo Việt Nam sẽ có cơ hội đòi lại những tài sản đã bị nhà nước CSVN cưỡng đoạt lúc trước, và sẽ được tự do hoạt động trong độc lập như tại các nước tự do trên thế giới.


Bàn về sự kiện này, trong một cuộc hội luận trên Paltalk, một câu hỏi được đặt ra với
LM Nguyễn Văn Lý "Sự kiện Dũng đi Vatican, thực sự ai cần ai, và sẽ có lợi gì trong
công cuộc đấu tranh hiện nay?" Trả lời câu hỏi, LM Nguyễn Văn Lý cho biết, không
phải là ai cần ai, mà cả hai bên cần lẫn nhau vì đôi bên đều có những mục đích riêng.
LM Nguyễn Văn Lý nhận định, về phiá Vatican, chắc chắn cũng muốn được thêm
quyền tự do truyền giáo tại VN. Mong ước của Vatican không phải chỉ muốn tự do truyền giáo mà còn quan tâm đến vấn đề nhân quyền đang bị ngược đãi một cách thậm tệ tại Việt Nam. LM Nguyễn Văn Lý cũng sáng suốt khẳng định, không thể có tự do truyền giáo trên một đất nước mà tất cả những quyền căn bản của con người bị hạn chế như tại VN dưới chế độ CS. LM Nguyễn Văn Lý cũng cho biết, CSVN đang đi tìm một vị trí thuận lợi trên bình diện Quốc Tế, mong muốn có những tiếng nói tích cực hơn trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc cũng như trên những diễn đàn quan trọng khác. Như vậy, sự kiện Dũng đến Vatican lần này có thể sẽ có nhiều thay đổi trong lãnh vực chính trị và tôn giáo tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhận định chung, sự thay đổi có thể sẽ xảy ra, nhưng tốt hay xấu như thế nào, mức độ ra sao, còn tuỳ thuộc vào tình hình VN, và mối quan hệ giữa Vatican và CSVN.


Trong lúc nhiều người đang hy vọng, bàn tán một cách tích cực, một bản tin từ RFA
cho biết sự kiện đòi đất tại Dòng Thánh Giuse Nha Trang vẫn đang sôi nổi, dù đã kéo
dài từ nhiều năm đến nay. Hơn nữa, theo bản tin của Catholic News Service cho biết,
trong buổi gỡ tại Vatican, Dũng cũng xác định "Việt Nam vẫn tiếp tục yêu cầu giành
quyền chuẩn thuận những ứng cử viên giám mục do Vatican đưa ra trước khi sự đề cử được công bố cho công chúng." Ngoài ra, "Việt Nam vẫn giành quyền đặt ra con số giới hạn các chủng sinh được tuyển hàng năm." Như vậy, thử hỏi cộng sản VN với cái gọi là "thiện chí tôn trọng hay nới rộng tự do cho khối Thiên Chúa Giáo" thực sự ra
sao? Đó là chưa nói đến việc các tôn giáo khác vẫn đang tiếp tục bị CSVN đàn áp, trù dập như phái Tin Lành Menonite, Phật Giáo Hoà Hảo, Phật Giáo Việt Nam Thống
Nhất, Cao Đài...


Với cái nhìn chung, người ta cho rằng sự kiện Dũng bệ kiến Đức Giáo Hoàng không phải là một thiện chí thay đổi tư duy của CSVN, hầu có thể đưa đến tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền tại VN. Ngược lại, CSVN sẽ thương lượng, nhượng bộ một số lãnh vực nào đó đối với Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam, và dùng đó làm bình phong lừa bịp, để tìm một vị trí thuận lợi trên bình diện Quốc Tế, đúng như LM Nguyễn Văn Lý đã nhận định. Ngoài ra, đối với các tôn giáo khác sẽ không có gì thay đổi.

Bản chất Vẹm, muôn đời mang khuất lấp
Nhổ bên này, rồi liếm lại bên kia
Đừng vội tin lời hứa hẹn, nguyện thề
Trong thực chất toàn những điều lừa bịp


Tóm lại, sự kiện Nguyễn Tấn Dũng bệ kiến Đức Giáo Hoàng chỉ là dấu hiệu khởi
điểm mang tính biểu kiến, nhằm che giấu những âm mưu mới, thâm độc hơn, nguy
hiểm hơn của CSVN. Nếu chỉ nhìn một cách hời hợt vào dấu hiệu khởi điểm đầy tính
biểu kiến đó, rồi có ảo tưởng, hoặc ngây thơ, để vội vàng cho rằng, CSVN sẽ chuyển từ vô thần sang hữu thần, sẽ tôn trọng tự do tôn giáo và nhân quyền, thì điều đó quả thực vô cùng tai hại cho cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Sự kiện Dũng bệ kiến Đức Giáo Hoàng mà chúng ta vừa thấy, chỉ là BỀ NGOÀI nhằm che giấu dã tâm chính trị hoá tôn giáo của CSVN. Ngược lại, việc đàn áp, bách hại các tôn giáo khác một cách dã man, tàn nhẫn, thì rõ ràng đó là những THỰC TẾ hiển nhiên, đã diễn ra trong suốt thời gian hơn 70 năm qua, kể từ khi bóng ma CS xuất hiện trên quê hươngViệt Nam. Những THỰC TẾ và BẢN CHẤT dã man tàn nhẫn của CSVN đối với tôn giáo hoàn toàn phù hợp với học thuyết Tam Vô của CS ( vô tôn giáo, vô gia đình, vô tổ quốc) mà CSVN đã cuồng tín, ngu xuẩn đuổi. Xin đừng vội vàng, mới thấy cái BỀ NGOÀI MỚI LẠ của hiện tượng mà vội vàng quên đi cái BẢN CHẤT THỰC TẾ DÃ MAN , TÀN NHẪN của CSVN đối với tôn giáo từ SUỐT 70 NĂM qua.


Trong hoàn cảnh hiện tại, điều quan trọng là chúng ta nên bình tĩnh và sáng suốt để nhận rõ được chân gía trị của sự việc và BẢN CHẤT VÔ THẦN BẤT BIẾN của CS. Để có thể cảnh giác hơn, thận trọng hơn, và kiên quyết hơn, trong công cuộc đấu tranh chung của toàn dân.

Phạm Thanh Phương (Úc Châu)

Aucun commentaire: