mardi 6 mars 2007

To ca'o toi a'c cua csvn d/v Dan toc va To quoc 1945-92

BẠCH THƯ

Tố Cáo Tội Ác của Đảng Cộng Sản

Việt Nam đối với Dân Tộc

và Tổ Quốc ta trong gần nửa thế kỷ

cầm quyền (1945-1992)




Lịch sử hơn 4.000 năm của Dân Tộc ta chỉ có một chủ đích là giành lại và gìn giữ lấy quyền sống để làm Người Việt Nam.


Trước tham vọng xâm lăng và dã tâm thống trị của mọi loại đế quốc, Dân Tộc ta đã phải kiên cường tranh đấu để được sống-còn-nối-tiếp-tiến-hóa một cách tự chủ, theo những tiêu chuẩn đạo đức cao đẹp, những khuôn mẫu Người tuyệt vời của Tổ Tiên, kết tinh thành Lý Tưởng Việt.


Tranh đấu để Là Người đã khó. Tranh đấu để Làm Người trong điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam lại khó hơn gấp trăm lần!



* * *

Tổ Quốc ta giầu đẹp với tiền rừng bạc bể.

Đó là lý do trực tiếp của “một ngàn lẻ năm mươi lăm năm” Dân Tộc ta đã phải quằn quại dưới gông ách đô hộ diệt chủng của phong kiến phương Bắc, xuống biển mò ngọc trai, vớt san hô, lên rừng săn sừng tê, kiếm ngà voi.

Tổ Quốc ta giầu và đẹp với đồng ruộng phì nhiêu, hầm mỏ quí giá.

Đó cũng là lý do trực tiếp của “chín mươi lăm năm” Dân Tộc ta phải rên xiết trong ngục tù áp chế bóc lột của thực dân phương Tây và phải phiêu dạt đi phu trồng đồn điền, làm cu li khai thác mỏ, xa cách quê hương mồ mả gia tiên.

Ngoài sự giầu và đẹp, Việt Nam còn là một vị trí chiến lược cực kỳ trọng yếu ở Đông Nam Á châu mà kẻ nào chiếm được có thể gây ảnh hưởng suốt vùng làm lệch cán cân quyền lực thế giới. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến được coi là dài nhất thế kỷ (1945-1975) và khó hiểu vì tính chất phức tạp của những âm mưu quốc tế tranh giành quyền lợi với những lừa dối, che đậy để biến Việt Nam hết là Tiền Đồn của Thế Giới Tự Do lại làm Thành Đồng Lũy Thép cho Xã Hội Chủ Nghĩa. Kết quả là đất nước bị cầy sới tan hoang với 17 triệu tấn bom đạn, dân tộc bị tổn thất với hơn 17 triệu người, hàng triệu người thương tật, xã hội đảo điên, gia đình đổ vỡ, nòi giống suy nhược, nhân tâm ly tán.

Lỗi tại ai?

Tại những phá hoại thâm độc của địch thù?

Đúng!

Tại những giúp đỡ thiếu thực tâm của đồng minh?

Đúng!

Nhưng còn tại những ai nữa, khi qui luật chủ yếu của chính trị khẳng định nguyên tắc: “Ta là chính. Bạn và Thù đều là tùy phụ”.

Dưới con mắt công chính xét xử của lịch sử trong việc qui công và hạch tội, giới lãnh đạo đất nước phải hoàn toàn liên đới chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), đó là những lãnh tụ như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn...



* * *

Trên quan điểm đấu tranh của Mặt Trận Cách Mạng Hưng Phục Việt, cuộc chiến Việt Nam là sự đụng chạm giữa ba thế lực qua 3 giai đoạn gồm:



– Những người Quốc Gia chân chính, tôn thờ Lý Tưởng Việt, phục vụ quyền lợi của nước nòi Việt.

– Đế quốc thực dân Pháp và sau 1954 là cực quyền Mỹ.

– Đảng Cộng Sản Việt Nam, công cụ của Đệ Tam Quốc Tế chịu ảnh hưởng của Nga lẫn Tầu.



1. Giai Đoạn I (1945-1954): Thân phận cô nghiệt của người Quốc Gia trước thủ đoạn triệt hạ tàn độc của Cộng Sản

Vì Lý Tưởng Việt, vì lập trường Dân Tộc, người Quốc Gia đã không chịu thỏa hiệp nên trở thành kẻ thù chung phải tiêu diệt của cả Thực Dân lẫn Cộng Sản.

Thực Dân tiêu diệt người Quốc Gia vì lý do trực tiếp phải bảo vệ quyền lợi thuộc địa để làm giầu mạnh mẫu quốc.

Cộng Sản tàn sát người Quốc Gia theo sách lược chung của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản để chuẩn bị cướp chính quyền áp đặt chế độ vô sản chuyên chính.



1.1. Sự cộng tác giữa Thực Dân và Cộng Sản

Từ những ngày đầu của thập niên 20, CSVN qua sự móc nối của CS Pháp đã làm việc cho nhà nước bảo hộ bằng cách mật báo cho bắt bỏ tù hay thủ tiêu những phần tử trung kiên của các chính đảng Quốc Gia, đối thủ đáng sợ của CS khi thời cơ tới cùng bước ra tranh thủ lãnh đạo quần chúng.

Vị lãnh đạo lão thành và khả kính của phong trào Đông Du, Phan Bội Châu đã bị Hồ Chí Minh bán đứng cho thực dân Pháp lấy mười vạn đồng Đông Dương ở ranh tô giới Thượng Hải, Trung Hoa vào ngày 10/6/1925.

Vụ bắn chết tên mộ phu đồn điền Bazin nổi tiếng tàn ác tại Hà Nội vào năm 1929 dẫn đến sự vỡ lở nhiều cơ sở bí mật của Việt Nam Quốc Dân Đảng và cái chết oanh liệt của Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí tại Yên Bái ngày 17/6/1930, đều là những sự kiện điển hình về thủ đoạn “mượn địch giết thù”.

Với mặt nạ “yêu nước thương nòi”, với chiêu bài “diệt phát xít Nhật, chống thực dân Pháp”, với hành động khôn khéo hô hào “Đại Đoàn Kết, Đại Thành Công” và việc tự động giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương vào ngày 11/11/1945, người CS đã nắm vững được chính quyền và lợi dụng được lòng yêu nước nhiệt thành của nhiều tầng lớp nhân dân đang khao khát Độc Lập và Tự Do.

Ngày 6/3/1946, chính phủ Hồ Chí Minh ký Hiệp Định Sơ Bộ hợp thức hóa việc trở lại VN của thực dân bằng sự công nhận quyền đóng quân của Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Ngày 15/5/1946, quân Pháp từ Hải Phòng lên, tiến vào Hà Nội, được chính phủ Hồ Chí Minh long trọng đón tiếp với cờ xí rợp trời, 2 Mặt Trận Cách Mạng Hưng Phục Việt nhưng lừa bịp nhân dân là mừng sinh nhật Hồ Chủ Tịch (19/5)!

Đêm 14/9/1946, tại tư thất Tổng Trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại — tên mới của Bộ Thuộc Địa — Hồ Chí Minh đã ký Tạm Ước tái cam kết việc tôn trọng quyền lợi của thực dân qua Hiệp Định Sơ Bộ 6/3/1946.

Biết được những sự kiện trên, dân chúng đã xôn xao bất mãn, mất tin tưởng vào chính phủ Hồ Chí Minh. Các chính đảng Quốc Gia đồng loạt đứng lên đả kích và nhớ lại một cách đầy oán hận cái quá khứ tráo trở của người CS đã cộng tác với thực dân Pháp để triệt hạ người Quốc Gia:



“Đánh tan cái lũ bất nhân

Đánh tan cái lũ rước quân Pháp về

Cùng nhau hẹn một lời thề

Đã làm cách mạng chẳng hề sợ chi

Nhớ lời – mạnh bước ra đi

Diệt quân Cộng Sản, bõ khi cực lòng!”




1.2. Công Cuộc Kháng Chiến của Toàn Dân bị đặt dưới sự Lãnh Đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Tuy nhiên, khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ vào đêm 19/12/1946, toàn thể Quốc Dân đã đặt lý tưởng Tổ Quốc Trên Hết để chấp nhận gian khổ đi vào trường kỳ kháng chiến bằng đại giá của hy sinh: mồ hôi, máu xương và mạng sống để làm nghĩa vụ yêu nước!



1.2.1. Chiến Dịch Phản Đế

Với hào quang thần thánh của kháng chiến, với khẩu hiệu “Cứu Quốc”, bằng quyền uy lãnh đạo tối cao, đảng CS đề ra phương châm “Phản Đế” – chống đế quốc thực dân Pháp – nhưng trong thực tế đã dùng chiến tranh như một phương tiện hữu hiệu để thực hiện mục tiêu chiến thuật: Tiêu diệt mọi chính đảng Quốc Gia và hoàn tất giai đoạn I của mục tiêu chiến lược: “bần cùng hóa nhân dân” để chuẩn bị áp đặt chế độ vô sản chuyên chính qua thủ đoạn cưỡng bách di tản để phá sạch, đốt sạch tạo cảnh vườn hoang, nhà trống.

Vì thất thế, người Quốc Gia chân chính bị dồn vào một tình thế khó xử.

Nếu chống cộng để lột mặt nạ giả nhân nghĩa của chúng tất yếu sẽ bị đồng bào trong khí thế sôi sục căm hờn chống ngoại xâm lên án là “Việt gian” gây chia rẽ làm lợi cho kẻ thù, những tội danh cực kỳ sỉ nhục đối với những người đã từng lao vào đấu tranh, dâng hiến đời mình cho lý tưởng Quốc Gia Dân Tộc!

Nếu chống Pháp để thực hiện ước mơ tự chủ, truyền thống của dân tộc, tất yếu phải chấp nhận sự lãnh đạo của chính phủ Hồ Chí Minh, và hợp tác với người CS là một việc cực kỳ nguy hiểm mà giới có kinh nghiệm đấu tranh đã từng nếm trải qua xương máu hy sinh của các đồng chí hay của chính bản thân.

Liên hiệp, cộng tác với CS chỉ có 2 điều có thể xẩy ra: một là tự lột xác để hóa thành đảng viên CS, coi lý tưởng Quốc Gia Dân Tộc như những chiêu bài có tính chất giai đoạn dùng để thực hiện sách lược bành trướng của Đệ Tam Quốc Tế CS. Hai là bị lợi dụng một cách tàn nhẫn, làm con chốt thí lót đường, hoặc thâm độc hơn bị đem ra xét xử trước tòa án nhân dân với những tội danh mơ hồ, ngụy tạo như “Việt gian”, “gián điệp”, “hủ hoá” để bêu xấu hạ nhục cá nhân và làm mất uy tín chung của người Quốc Gia rồi có lý do giết đi trừ hậu họa!



Người Cộng Sản đã giết Đức Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo.

Người Cộng Sản đã giết nhà văn Khái Hưng, Đại Việt Dân Chính Đảng.

Người Cộng Sản đã giết nhà văn Nhượng Tống, Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Người Cộng Sản đã giết Trương Tử Anh, lãnh tụ Đại Việt Đảng
.
...

Người Cộng Sản đã giết Trương Anh Tự, lãnh tụ Việt Nam Dân Tộc Đảng, và đã giết cả trăm ngàn đảng viên các chính đảng Quốc Gia dưới nhiều hình thức như ám sát, bắt bớ, tù đày trong lao động khổ sai, trong đói rét bệnh tật, trong tra khảo đòn thù... Riêng Việt Nam Dân Tộc Đảng đã bị tàn sát cả vạn người khi CS điều đại binh triệt hạ vùng hậu cứ an toàn thuộc Thanh Hóa, vì nội vụ quá lớn không thể bưng bít nên chính phủ Hồ Chí Minh đã phải tổ chức “Toà Án Đặc Biệt” để xét xử ở 3 nơi thị uy với kết quả: Nông Cống (Thanh Hóa) 14 án tử hình, Phúc Nhạc (Ninh Bình) 13 án tử hình, Tân Lý (Nam Định) 13 án tử hình.



1.2.2. Chiến Dịch Phản Phong

Sau khi Mao Trạch Đông thống nhất Hoa Lục thành lập chế độ Cộng Hòa Nhân Dân vào ngày 1/10/1949, người CSVN cũng đã vứt bỏ mặt nạ “Quốc Gia Dân Tộc” để lộ chân tướng Đệ Tam Quốc Tế của mình.

Ngày 3/3/1951, đảng CSVN được chính thức tái lập với danh xưng Đảng Lao Động VN và công khai phát động chiến dịch học tập đường lối mới qua khẩu hiệu Phản Phong – chống Phong Kiến – đi đôi với việc cải tổ cơ cấu và thay đổi nhân sự hành chánh và các cấp chỉ huy trong quân đội. Mục tiêu của Phản Phong được đề cao hơn cả mục tiêu Phản Đế của những ngày đầu Kháng Chiến.

Phản Phong là xóa bỏ những tàn tích phong kiến, lạc hậu trong đời sống của nhân dân một cách triệt để trong tư tưởng, trong ngôn từ, trong lề thói sinh hoạt hàng ngày. Thực chất đây là một cuộc đánh phá có kế hoạch nền tảng văn hóa Việt, nhằm thay thế bằng một nền văn hóa lai căng phi nhân, chủ trương xóa bỏ những ràng buộc nhân luân, những khuôn mẫu sống tuyệt vời hòa hài tình nghĩa của truyền thống dân tộc qua việc quí trọng gia đình, thờ cúng tổ tiên, yêu thương Tổ Quốc.

Chiến dịch Phản Phong nhằm thực thi chủ trương “giai cấp đấu tranh” của Đệ Tam Quốc Tế. Thủ đoạn này cũng tương tự nhưng hiểm độc, hơn xa chính sách “chia để trị” mà đế quốc thực dân Pháp đã từng áp dụng trong việc phân cắt Tổ Quốc ta ra làm ba miền với ba chế độ hành chánh và tư pháp khác nhau như những quốc gia riêng biệt, chia rẽ dân tộc ta thành những giai cấp đối nghịch nhau vì quyền lợi bất đồng và tương phản. Từ đó đi đến chính kiến bất đồng, nhân tâm ly tán..., những trở ngại to lớn khó vượt qua để kết lực, thống hợp sức người, sức của mưu tính đại sự. Chiến dịch Phản Phong gồm 5 giai đoạn:



1.2.2.1. Thuế Nông Nghiệp

Nhằm mục đích vét hết tiền bạc dự trữ của nhân dân biến họ thành giai cấp vô sản và tạo ra một xã hội nghèo, chủ yếu chỉ có những người đem sức lao động ra làm cho “tập thể”, cho “nhân dân”, cho “hợp tác xã” để ăn công! Đây là thứ thuế lũy tiến đánh vào số thu hoạch của phần ruộng cầy với tỷ số từ 5% đến 45% và thêm một loại thuế phụ thu bằng 15% của số thuế nông nghiệp này, và hai thứ gộp lại đóng một lúc cho chính phủ.

Cái dã man của người CS là không thể điều tra về thu hoạch lợi tức thực tế để đánh thuế mà chỉ ước định theo nguyên tắc do đảng đề ra rồi bắt dân chúng “bình”. Và lợi tức bao giờ cũng phải cao hơn thực tế vì diện tích ruộng được nới rộng hơn và số thu hoạch cũng được nâng lên cao do sự tố giác của những bà con chòm xóm hay các tá điền được cán bộ móc nối trước. Và sự cáo gian này được công nhận với định đề “nhân dân không thể sai lầm”!

Ngoài ra chiến dịch thâu thuế nông nghiệp và công thương nghiệp còn là một biện pháp an ninh làm cho người dân thành dễ bảo, dễ sai, không có điều kiện để nổi loạn vì không có lương thực dự trữ!



1.2.2.2. Đấu Chính Trị

Đây là cuộc khủng bố chính trị nhằm thị uy với dân chúng và thanh trừng những phần tử đã theo kháng chiến chống Pháp nhưng bị tình nghi là không chấp nhận chế độ CS, hoặc lập trường lưng chừng, không rõ ràng. Với người CS thì “lưng chừng là phản động”!

Vì thuế quá cao, dân không đủ khả năng đóng. Người thiếu thuế được mang ra trước hội nghị để tra khảo hầu tìm ra ai là người xúi họ không đóng thuế cho chính phủ. Vì bị đánh quá đau, họ đã làm theo ý cán bộ, khai tên những người cán bộ muốn bắt.

Các phương pháp tra tấn điển hình thường được áp dụng:



– Nạn nhân phải quì, hai tay nâng một thúng 4 Mặt Trận Cách Mạng Hưng Phục Việt đá đội trên đầu.

– Nạn nhân bị treo ngược đầu, một sợi dây cột hai chân kéo cao qua chiếc xà ngang, hoặc trói giật hai cánh khủy rồi luồn dây treo lên.

– Cuốn giẻ tẩm dầu vào hai ngón tay cái rồi đốt.

– Nạn nhân bị bỏ rọ dìm xuống nước vài phút cho sặc rồi mang lên hỏi tội.



Trung bình trong vụ đấu chính trị, mỗi xã có từ 3 đến 5 người bị đánh chết hoặc quá uất ức nên tự tử. Điển hình là Đặng Văn Hướng, một Bộ Trưởng trong chính phủ Hồ Chí Minh bị đem ra “đấu” khi về thăm nhà. Đặng Văn Hướng bị đánh đau nhưng người anh bị đánh chết, tuy nhiên vì quá nhục nhã nên hai vợ chồng đã thắt cổ tự tử. Bộ Trưởng Đặng Văn Hướng còn là phụ thân của đại tá Đặng Văn Việt, người anh hùng đường số 4, đã thắng quân Pháp ở trận Cao Bằng - Lạng Sơn.

Vì tính chất tàn bạo của cuộc đấu chính trị do đảng phát động đã gây kinh hoàng trong dân chúng, tuy chiến dịch chỉ kéo dài có nửa tháng mà đã tạo ra biết bao tang tóc đau thương và những ảnh hưởng không tốt, đến nỗi Hồ Chí Minh phải đích thân viết thư xin lỗi đồng bào.

Tuy nhiên, một tháng sau khi Hồ Chí Minh khóc và xin lỗi đồng bào, đảng CS vẫn tiếp tục gửi đoàn cán bộ đặc biệt vào Liên Khu V để tiếp tục kế hoạch đã định với sự hỗ trợ của đoàn cố vấn Trung Cộng. Và mỗi tỉnh đều thành lập một toà án quân sự để xét xử những người bị tố là “phản động”, “Việt gian” qua vụ đấu chính trị và phải gửi lên trung ương một danh sách những tên tội phạm. Mỗi danh sách đều có những thành phần điển hình: một địa chủ giầu nhất vùng, một Thượng Tọa hay Đại Đức, một nhà Nho hay xuất thân khoa cử, một cựu quan lại, một nhà tư sản mại bản, thương gia.



1.2.2.3. Chiến Dịch Giảm Tô

Đảng cho cán bộ sống theo chính sách “tam cùng”, cùng làm, cùng ở, cùng ăn với một bần cố nông được chọn lựa trước để mua chuộc và huấn luyện anh ta làm theo đường lối được chỉ định là tố cáo địa chủ đã gian ác không chịu giảm tô 25% theo lịnh của chính phủ ban hành. Thực sự, việc tố cáo của tá điền chỉ là cái cớ để cán bộ có thể qui định số nợ mà địa chủ phải trả lại, thường là trên giá trị của toàn thể tài sản với mục đích, cướp sạch, vét sạch làm cho giới địa chủ trắng tay. Để thực hiện được mục đích trên, đảng đã dùng đủ mọi thủ đoạn tàn nhẫn đấu tố địa chủ và hành hạ cả những người liên hệ như vợ con, dù là trẻ thơ còn bú mẹ để mẹ bị đau vì vú căng sữa, con bị khát vì đói sữa trong chính sách cô lập địa chủ!

Cũng như các chiến dịch khác, số án tử hình đã được ấn định trước cho từng xã nên tiêu chuẩn qui định địa chủ rất là co dãn tùy địa phương mà cán bộ có thể nâng lên hay hạ xuống trong mục đích tiêu diệt giai cấp địa chủ!

Tuy mục đích của chiến dịch Giảm Tô chỉ là đợt thử thách chuẩn bị cho chiến dịch kế tiếp, nhưng mức độ tàn bạo đã đạt tới mức kinh hoàng!



1.2.2.4. Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất Đợt I

Nếu chiến dịch Giảm Tô chỉ nhằm tiêu diệt một thiểu số những người giầu nhất và phản động nhất trong giới địa chủ thì chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất nhằm tiêu diệt toàn thể giai cấp địa chủ, kẻ thù số một của chế độ. Do đó mức độ kinh hoàng của nó đã vượt xa chiến dịch Giảm Tô, với số án tử hình được qui định tối thiểu là 5 mạng cho một xã! Và số người đi tù cũng năm lần nhiều hơn.

Với chiến dịch này, đảng CS đã dứt khoát gạt bỏ những đồng minh giai đoạn, kể cả những đảng viên trung kiên đã theo mình từ những ngày đầu khi cướp được chính quyền nhưng vì thuộc thành phần giai cấp phú nông, địa chủ không được đảng tín nhiệm như các đảng viên thuộc giai cấp bần cố nông, mới được kết nạp qua các chiến dịch đảng đã đề ra, theo đúng lập trường vô sản của đấu tranh giai cấp mà người CS chủ trương.

Tuy nhiên, đảng CS đã ra lệnh tạm ngưng chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất vào lúc Hiệp Định Genève được ký kết chia đôi VN tại vĩ tuyến 17 và có cuộc di cư vĩ đại của gần một triệu người từ miền Bắc vào Nam trong thời hạn 300 ngày.

Lý do tạm ngưng thi hành chiến dịch này để có đủ nhân sự canh chừng và ngăn cản lớp sóng người bỏ tất cả chạy lấy thân ra khỏi vòng kiềm toả của CS vào sống trong chế độ Tự Do ở miền Nam. Vì thờ ơ, vì thiên vị, vì thiếu nhân sự..., ủy Hội Quốc Tế đã không làm tròn nhiệm vụ giúp người dân miền Bắc chọn lựa chế độ. Số người này có thể kể là hàng triệu, nhất là sau khi đã trải qua những kinh nghiệm hãi hùng của những buổi đấu tố, kiểm thảo. Họ đã lỡ một cơ hội và mất trọn một cuộc đời và đành coi đó là định mệnh:



Khi số phận buộc ai là kẻ sống

Ở cái phần chó má của quê hương

Thì thủy chung duy chỉ gã bạn đường

Là bóng tối lao tù theo kẻ ấy.


(Khi Số Phận..., 1962, trích trong Tiếng Vọng Từ Đáy Vực, Vô Danh)



1.2.2.5. Giết Thương Phế Binh

Hiệp Định Genève là kết quả trực tiếp của trận Điện Biên Phủ sau khi quân Pháp đồn trú tại đây đã đầu hàng ngày 7/5/1954. Nhưng để thắng địch trên bàn hội nghị thì số lượng máu người Việt đổ ra trên khắp các chiến trường không phải là nhỏ. Biết được đại giá của máu là thành công, khả năng của máu là vô biên, có thể san bằng những ưu thế của địch trên mọi lãnh vực thiên thời, địa lợi, nhân hòa, nên người CS thường phung phí máu xương của nhân dân, của chiến sĩ, của đảng viên, đồng chí. Đẫm máu là đặc tính của CS trong chiến thuật biển người, trong phương pháp đấu tranh bạo động, trong những cuộc thanh trừng nội bộ. Võ Nguyên Giáp đã từng tuyên bố: “Nếu phải hy sinh 2/3 dân số để giành lại Tổ Quốc trong tay ngoại bang thì ta cũng làm!” và Võ Nguyên Giáp đã thành danh sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhưng các anh hùng thương phế binh đã được đãi ngộ ra sao? Với tấm thân tàn ma dại, mắt mù, tay cụt, chân què, họ sẽ làm gì để sống?! Để trốn trách nhiệm, đảng đã bí mật quyết định thủ tiêu các thương binh có mức độ tàn phế cao bằng cách mang ra biển đổ và giam giữ số còn lại với mức độ tàn phế thấp tại các trại an dưỡng được thiết lập ở những vùng rừng thiêng nước độc để họ chết dần mòn trong bệnh tật, đói rét xa khuất loài người.



2. Giai Đoạn II (1954-1975): Sự đối lực giữa đế quốc Cộng Sản và cực quyền Mỹ tại haimiền Bắc và Nam Việt Nam

Với Hiệp Định Genève, Việt Nam bị chia đôi và trở thành hai quốc gia với hai chế độ khác biệt. Miền Bắc, thể chế Dân Chủ Cộng Hòa làm thành đồng lũy thép cho khối CS và miền Nam, thể chế Cộng Hòa, làm tiền đồn chống cộng cho thế giới Tự Do.



2.1. Miền Bắc

Sau khi kỳ hạn 300 ngày chấm dứt, chuyến tầu di cư cuối cùng rời Hải Phòng cũng là lúc chính quyền Hà Nội thay đổi thái độ đối với nhân dân bằng cách cho tiếp tục chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất vì nay đảng đã quay được tấm lưới thép chặn mọi lối thoát của những người muốn trốn chạy chế độ.



2.1.1. Chiến Dịch Cải Cách Ruộng Đất Đợt II

Riêng tại vùng đồng bằng sông Nhị, nhữngvùng thuộc sự kiểm soát của “địch” trước 1954, cả hai chiến dịch Giảm Tô và Cải Cách Ruộng Đất được nhập một để theo kịp các nơi khác, do đó sự tàn bạo, khủng khiếp phải gấp hai lần hơn. Mọi người đều phải học tập cách phân định nhân dân trong làng mình thành nhiều giai cấp chiếu theo “bản điều lệ phân định thành phần giai cấp ở nông thôn” được chính phủ ban hành bằng một nghị định, đồng thời đảng cũng đưa ra một khẩu hiệu “dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp với phú nông để tiêu diệt địa chủ” để làm phương châm chỉ đạo! Và mọi người đều phải tham dự tích cực vào cuộc đấu tố địa chủ để tỏ ra là đã thông suốt đường lối 6 Mặt Trận Cách Mạng Hưng Phục Việt do đảng đề ra và có lập trường giai cấp rõ ràng. Cuộc đấu tố địa chủ được kết thúc bằng một cuộc biểu tình xem xử bắn địa chủ. Những tiếng vỗ tay, những tiếng hoan hô, đả đảo vang lên theo hiệu của cán bộ khi nạn nhân gục chết trước những lằn đạn thù, chết bởi tay những người đã từng chung sống một cách thân thương trong một làng, dưới một mái nhà và đôi khi, cùng mang một giòng máu!

Địa chủ bị xử bắn hoặc đi tù, còn gia đình cha mẹ vợ con thì bị cô lập không cho ra khỏi nhà, không cho ai giao thiệp thăm nom. Với chính sách cô lập địa chủ này, đảng đã tiêu diệt cho tuyệt “giống” bóc lột ở nông thôn bằng cách làm cho họ chết đói.

Cho tới nay, ngoại trừ các nhân vật cao cấp trong đảng, chưa ai có được con số chính xác về tổn thất nhân mạng qua hai đợt đấu tố. Người ta ước đoán có khoảng hơn 500 ngàn người chết, vì khắp vùng nông thôn Bắc Việt, nhân dân mang toàn khăn tang trắng. Con số này bao gồm số người bị Toà Án Nhân Dân lên án tử hình và hành quyết công khai, những người chết trong các nhà tù, trại giam, những người tự tử vì quá uất ức và những thân nhân như cha mẹ già, vợ con của địa chủ bị chết đói vì chính sách bao vây kinh tế và chết bịnh vì không được chữa trị!

Thi hành chính sách Cải Cách Ruộng Đất, đảng CS đã nhằm nhiều mục đích:

– Tập thể hoá ruộng đất vào tay chính phủ, do đó phải đả phá tư tưởng tư hữu trong tiềm thức cá nhân, kể cả bần cố nông. Chính sách dùng máu để gây kinh hoàng đã đưa đến những quyết định đưa ra con số tử hình tối thiểu cho từng xã với phương châm: “thà chết mười người còn hơn bỏ sót một địch”. Ý nghĩa tối hậu của việc tập thể hoá ruộng đất vào tay chính phủ là kiểm soát được nhân dân bằng cách nắm hết lương thực rồi phân phát ra như ban ân huệ và ngăn ngừa được những cuộc nổi loạn chống lại chế độ áp chế, do đó đảng CS sẽ tồn tại vĩnh viễn trong ngôi vị lãnh đạo.

– Giai cấp đấu tranh, thực sự chỉ là một thủ đoạn “mượn và khích” trong sách lược “chia để trị” và tất cả, kể luôn giai cấp vô sản đều bị lợi dụng để tuyệt đối trung thành với Đoàn, Đảng và lãnh tụ, “giai cấp mới” được ưu đãi của chế độ. Lập trường hận thù giai cấp làm cho đại khối nhân dân nghi kỵ xa cách nhau, không thể nhìn nhau, do đó không thể cùng nhìn chung về một hướng để kết lực, tạo thế, chờ thời!...

– Để đề phòng việc miền Nam tiến công giải phóng miền Bắc với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, đảng đưa ra thủ đoạn “đóng dấu nhân dân” bằng máu của tội ác. Với bàn tay vấy máu và một mặc cảm tội lỗi, họ buộc phải theo đảng CS tới cùng như những kẻ tòng phạm chạy trốn lưới pháp luật vì sợ bị trả thù, bị truy tố. Trong hoàn cảnh này họ phải dứt khoát lập trường tư tưởng với phía Quốc Gia, kẻ thù của đảng CS.



2.1.2. Chiến Dịch Sửa Sai

Sau khi thực hiện chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất và thiết lập chế độ vô sản chuyên chính xuống đến tận cùng cấp xã, đảng đột nhiên cho phát động chiến dịch sửa sai, công nhận đã phạm nhiều lầm lẫn nghiêm trọng làm tổn thương uy tín lãnh đạo và đời sống nhân dân và thay thế hai nhân vật bị qui trách nhiệm là Tổng Bí Thư Trường Chinh và Hồ Viết Thắng, Thứ Trưởng phụ tá Cải Cách Ruộng Đất.

Võ Nguyên Giáp, phát ngôn viên của đảng đưa ra 7 lỗi lầm chính:

– Đã phủ nhận thành tích của cuộc đấu tranh Phản Đế, nhiều người có công trong kháng chiến chống đế quốc Pháp đã bị mang ra đấu tố, giết chết hoặc tù đày.

– Đã phân định thành phần sai, coi phú nông như địa chủ.

– Đả kích tràn lan, không phân biệt địa chủ có công với cách mạng, có con đi bộ đội, lầm cán bộ với địa chủ phản động.

– Không tiên liệu những biện pháp đề phòng sự quá độ trong việc “phóng tay phát động chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất” để xử trí oan người ngay và dùng “biện pháp trấn áp” một cách phổ biến.

– Làm sai chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng của nhân dân ở vùng có nhiều “đồng bào tôn giáo”.

– Không tôn trọng, thậm chí xâm phạm đến phong tục tập quán địa phương ở vùng có nhiều “đồng bào thiểu số”.

– Trong công tác chỉnh đốn đảng đã không nắm vững tiêu chuẩn chính trị mà lại phạm vào chủ nghĩa thành phần, không dùng phương châm lấy giáo dục làm chính mà đơn thuần dùng biện pháp tổ chức: kỷ luật, xử trí, giải tán các tổ chức, thậm chí dùng phương pháp truy bức để làm công tác chỉnh đốn!...

Hiểu được qui luật của khoa học đấu tranh, người CS bao giờ cũng tôn vinh lãnh tụ như thần thánh và đề cao đảng với khả năng lãnh đạo không thể sai lầm! Phải mất biết bao thời gian và công sức thực hiện những chiến dịch đẫm máu, đảng mới điều kiện hóa được nhân dân nói câu nói cửa miệng: “Nhờ ơn Bác và Đảng!”... mà tại sao nay lại công khai tự nhận lỗi, làm giảm uy tín lãnh đạo!?

Thực chất, chiến dịch sửa sai chỉ là chiến dịch thanh trừng nội bộ giữa hai phe: phe Hồ Chí Minh loại phe Trường Chinh trong tiến trình hình thành và hủy thể của đảng CSVN.

Đảng CSVN được hình thành là do công của Nguyễn Thế Mỹ, con của Nguyễn Thế Dục, người làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Từ Pháp về, Mỹ hoạt động tổ chức đảng, bị Pháp bắt giam 3 năm rồi bị lao phổi. Trước khi chết, Mỹ bàn giao Tổ Đảng lại cho Trường Chinh Đặng Xuân Khu là bà con. Có sẵn cơ sở nhân sự, Trường Chinh với sự cộng tác của Đặng Xuân Thiều và Phạm Văn Đồng đã tích cực phát triển Tổ Đảng ra khắp vùng. Cũng như Mao Trạch Đông, Đặng Xuân Khu không xuất ngoại nghiên cứu chủ nghĩa CS; trái lại Hồ Chí Minh tương tự như Lưu Thiếu Kỳ, đã từng được huấn luyện tại Mạc Tư Khoa và chịu ảnh hưởng của Đệ Tam Quốc Tế.

Việc thống nhất ba đảng CS tại Hồng Kông (1930) dưới danh xưng Đảng Cộng Sản Đông Dương và chỉ định Trần Phú làm Tổng Bí Thư đầu tiên là sự áp đặt của Đệ Tam Quốc Tế qua đại diện Hồ Chí Minh mà Trường Chinh buộc lòng phải chấp nhận.

Việc tổ chức cướp biểu tình để biến thành cuộc cướp chính quyền ngày 19/8/1945 là công của phe Trường Chinh. Võ Nguyên Giáp trong “Những Chặng Đường Lịch Sử” được tái bản lần thứ tư có ghi lại một đoạn đối thoại giữa Võ và Hồ trong những năm sống ở hang Pắc Bó (1944-1945) cả hai đều xác quyết “Nhất định đảng ta có cơ sở nhân sự tại miền xuôi, ta phải cố tâm liên lạc cho bằng được!”. Đó cũng là lý do tại sao phải đợi mãi tới gần hai tuần sau, ngày 2 tháng 9, Hồ Chí Minh mới xuất hiện ở trấn Ba Đình đọc diễn văn tuyên bố: Việt Nam Độc Lập!

Sau khi Mao thống nhất Hoa Lục, đảng Lao Động VN được thành lập, Trường Chinh đương nhiên làm Tổng Bí Thư và bài hát “Anh Cả Trường Chinh” được phổ biến trong nội bộ đảng.

Là người kinh lịch, Hồ Chí Minh hiểu được địa vị bấp bênh của mình trong đảng nên đã triệt để lợi dụng uy tín của chức vị Chủ Tịch Nhà Nước để làm thăng bằng cán cân quyền lực với Trường Chinh và dùng mọi thủ đoạn để mua chuộc, lôi kéo, chia rẽ những người trong đảng theo về phe mình.

Chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất là một cơ hội đặc biệt để phe Hồ triệt hạ phe Trường Chinh. Các đảng viên “mới” được kết nạp qua các đợt đấu tố của chiến dịch Phản Phong đã giúp phe Hồ loại bỏ được một số lực lượng khá lớn đảng viên “cũ” thuộc ảnh hưởng của Trường Chinh với những tội danh như địa chủ, cường hào, phản động... Ngoài một số bị hành quyết sau khi chịu đấu tố, số người chết trong tù trong khi giam cứu, số đảng viên được tha trong vụ sửa sai, theo báo Nhân Dân, là 12 ngàn người! Họ thoát chết trở về nhưng không còn địa vị xưa, nhà cửa nay người khác đã 8 Mặt Trận Cách Mạng Hưng Phục Việt chiếm cứ và gia đình cũng đã phiêu tán, con cái lang thang, vợ bỏ đi lấy chồng khác!

Hồ Chí Minh tuy đưa được Lê Duẩn lên thế Trường Chinh nhưng phe phái của Trường Chinh vẫn còn giăng mắc khắp nơi trong quân đội và trong hệ thống đảng. Do đó Lê Duẩn chỉ ở chức vụ Bí Thư Thứ Nhất (1956). Vì đảng đã trở thành nơi tranh giành quyền lực của các phe phái, nên giới thư lại phải tìm thế đứng quanh những người có quyền để bảo vệ lợi, danh và vị cho cá nhân chứ không còn lý tưởng như xưa, và đây là giai đoạn I trong tiến trình hủy thể của đảng CSVN được gọi là “Thư Lại Kết Đoàn”.



2.1.3. Nông Dân nổi loạn

Khốn khổ về chế độ hà khắc và uất hận vềchính sách tàn độc của đảng, nông dân nhiều nơi đã nổi dậy như ở Bắc Ninh, Nam Định, nhưng đảng đã thẳng tay dùng quân đội đàn áp!

Tháng 11/1956, nông dân 5 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã vùng lên làm một cuộc khởi nghĩa có võ trang bằng gậy gộc. Đảng cũng đã thẳng tay đàn áp bằng cách điều động cả một sư đoàn đến bao vây tiêu diệt. Số phận của hơn 20 ngàn nông dân này ra sao, không ai biết rõ! Nhưng chắc chắn là ngoài một số đáng kể được may mắn chết nhanh gọn dưới lằn đạn thị uy, số còn lại đã bị chết mòn mỏi trong hệ thống nhà tù, trại giam với đủ thứ cực hình, khảo tra, cùm kẹp, đói, rét và bệnh tật!...



2.1.4. Trí Thức nổi loạn

Đầu năm 1956, Nikata Khrushchev phát động chiến dịch hạ bệ Stalin, chống tư tưởng tôn sùng cá nhân thì Mao Trạch Đông cũng cho khai mở phong trào “Trăm Hoa Đua Nở”.

Ở VN, sau đó ít tháng, đảng cũng đã đưa ra chính sách sửa sai, dành nhiều dễ dãi cho giới trí thức văn nghệ sĩ viết và lách. Trong chin năm Kháng Chiến chống Pháp và hai năm sống ở thủ đô Hà Nội, họ đã phải chịu nhiều thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần, sinh hoạt phí chỉ đủ mua vài chục ký gạo nuôi gia đình, trong khi đó những tên nịnh hót đảng được cất nhắc lên làm “cai văn nghệ”, được hưởng một đời sống xa hoa, phè phỡn... Do đó nhiều người đã tham dự viết bài đả kích những sai lầm của chế độ. Tờ Nhân Văn được ra đời làm cơ quan ngôn luận của nhóm trí thức văn nghệ sĩ với Nguyễn Hữu Đang làm chủ bút. Đang là một đảng viên kỳ cựu đã từng làm Bộ Trưởng Văn Hóa từ thời 1945.

Đa số giới trí thức văn nghệ sĩ đi kháng chiến đều có tinh thần dân tộc, tư tưởng quốc gia, nhưng vì hoàn cảnh đành phải chấp nhận chế độ CS. Người CS biết rõ điều này nên cũng tạm chấp nhận họ để có người tô son trát phấn cho chế độ. Nay kháng chiến đã thành công, đã áp đặt xong nền chuyên chính vô sản và chuẩn bị xây dựng xã hội chủ nghĩa thì việc thanh trừng giới văn nghệ sĩ là điều cần thiết. Sự dễ dãi trong chiến dịch sửa sai chỉ là một cơ hội được đảng tạo ra để xúi trí thức, văn nghệ sĩ phạm lỗi, và tờ Nhân Văn chỉ là cái bẫy sập mà đảng giương sẵn để bắt trọn ổ.

Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm chỉ kéo dài có 3 tháng, thời gian đủ dài để đảng nhận diện và qui định thành phần kẻ thù để xử trị qua chiến dịch “cải tạo tư tưởng” cho toàn thể trí thức dù trong hay ngoài đảng. Trí thức văn nghệ sĩ thân đảng được gửi đi học các khóa cải tạo tại các thành phố lớn, được hưởng đủ tiện nghi. Trái lại, trí thức văn nghệ sĩ chống đảng bị đưa lên vùng thượng du, học tập lao động dưới sự quản giáo của các cán bộ dân tộc thiểu số. Người CS luôn nói đến khoan hồng và nhân đạo nhưng thật ra họ tàn nhẫn dã man hơn ai hết để bắt kẻ thù phải sống cái chết mòn mỏi, kéo dài với sự hành hạ của đói rét và sự gậm nhấm của đớn đau bệnh tật. Đó là những cái chết khủng khiếp so với cái chết bất ngờ, nhanh, gọn gây ra bởi một viên đạn. Đa số trí thức văn nghệ sĩ đối lập đi cải tạo không thấy trở về, không ai biết họ ở đâu, ngoại trừ môt số nhỏ trở về với gia đình đã từ bỏ nghề cầm bút và dạy học để chấp nhận lao động chân tay. Họ chọn lựa sự im lặng trong một chế độ “bỏ tù tiếng nói”.



2.1.5. Chính sách thủ tiêu người Tập Kết

Song hành với phong trào di cư vào Nam của gần một triệu người Bắc di cư, phong trào “tập kết” cũng đưa về phía bên kia vĩ tuyến 17 hơn 300 ngàn người miền Nam. Đa số là những gia đình có tham gia kháng chiến chống Pháp. Họ là người có đầu óc dân tộc và lòng yêu nước cao độ nay thấy Tổ Quốc được độc lập, muốn về góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa miền Bắc rồi chuẩn bị trở về giải phóng miền Nam trong tương lai. Ước mơ cao đẹp, đơn sơ và tưởng chừng như sẽ được hiện thực một cách dễ dàng nhưng thực tế thấp hèn và phức tạp đã làm cho họ bàng hoàng tỉnh mộng khi được học tập: yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa và phải có lập trường giai cấp ngay trong cả quan hệ luyến ái vợ chồng!

Sự thực, đảng không muốn mang họ ra Bắc, nơi đảng đã phải quyết liệt dùng tới những biện pháp bạo lực đẫm máu để ngăn đe, thúc đẩy nhân dân đi vào khuôn khổ sinh hoạt mà đảng đã vạch ra, vì xét trên bản chất, họ là những người quen sống một đời sống dễ dãi từ vật chất đến tinh thần tại miền Nam trù phú với mưa thuận gió hòa để chỉ cần làm một vụ mùa rồi ca hát ăn nhậu quanh năm, và đảng cũng biết trước là họ sớm muộn gì cũng trở thành những kẻ bất mãn chế độ. Do đó, ngoại trừ một số nhỏ thuộc thành phần đảng viên nòng cốt là được ưu đãi cho định cư sống gần Hà Nội, còn tất cả đều bị phân tán đi các vùng kinh tế mới, khu sản xuất đuợc mở ra tại những vùng đèo heo hút gió rừng thẳm âm u... Đảng không tự tay giết họ nhưng đã giao họ cho tử thần mặc tình hành hạ họ bằng đói rét, bệnh tật và nỗi cô đơn của kiếp sống khổ sai chung thân.

Theo thống kê của Việt Nam Cộng Hòa (1973), sau 20 năm, số người di cư vào Nam là 850 ngàn đã tăng nhanh thành 3 triệu 200 ngàn. Vậy số hơn 300 ngàn “tập kết” ra Bắc nay còn lại được bao nhiêu? Họ ở đâu? Đảng đã đãi ngộ họ như thế nào?



2.2. Miền Nam

Sau 5 năm giúp Pháp làm chiến tranh chống cộng và sau khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ thì Hoa Kỳ gạt Pháp ra và trực tiếp đảm nhận vấn đề Đông Dương. Tuy là đồng minh trong khối Tự Do nhưng Hoa Kỳ và Pháp lại chống đối nhau gay gắt vì những xung đột quyền lợi quốc tế. Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Hoa Kỳ chủ trương chính sách giải thực giúp các thuộc địa đạt được độc lập nhưng Pháp vẫn đeo đuổi đường lối thực dân cũ bằng một danh xưng mới: Liên Hiệp Pháp.

Giải pháp Quốc Gia đã được chính giới Pháp đề cập tới từ lâu nhưng chỉ hình thành vào ngày 5/6/1948 với khuôn mặt Bảo Đại. Tuy nhiên người Pháp không thực lòng trong việc thực hiện giải pháp Quốc Gia. Bằng chứng là De Gaulle đã rút khỏi chính trường để trốn việc thực hiện những gì đã hứa với các thuộc địa khi họ đóng góp nhân vật lực để giúp giải phóng “mẫu quốc”; và khi có những khuynh hướng cấp tiến trong chính giới muốn Pháp bắt chước Anh thực tâm trao trả độc lập cho các thuộc địa thì chính De Gaulle lại ra một thong cáo nghiêm khắc cảnh cáo: “Người Pháp nào làm cho nước Pháp mất đi một phần lãnh thổ trong Pháp Quốc Hải Ngoại thì sớm muộn cũng bị xét xử trước tòa án tối cao”. Việc này đã làm cho những người Quốc Gia chân chính càng xa lánh chính quyền vì không muốn hợp tác với tư cách tay sai trong một chính phủ bù nhìn và cũng đã nâng cao uy thế của người CS trong nhiệm vụ lãnh đạo công cuộc kháng chiến giành Độc Lập cho Tổ Quốc.



2.2.1. Đệ Nhất Cộng Hòa

Ngày 7/7/1954, Ngô Đình Diệm với sự thỏa thuận của Pháp và Bảo Đại, được Hoa Kỳ đưa về làm Thủ Tướng chính phủ miền Nam. Đây là lần đầu tiên phía Quốc Gia được đủ cả 3 điều kiện: Thiên Thời, Địa Lợi và Nhân Hòa.

Thiên Thời: Hiệp Định Genève đã qui định 2 nước Việt Nam với 2 chế độ khác nhau. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối CS và miền Nam nằm trong quĩ đạo của khối Tự Do, và chiến tuyến Quốc-Cộng nay đã rõ ràng.

Địa Lợi: Miền Nam có cả một lãnh thổ đủ để làm chiến tranh trong thế công cũng như trong thế phòng vệ và đủ cả khả năng làm kinh tế để trở nên thịnh vượng, tuy nhiên vì “bán tại sơn hà, bán tại nhân” nên khai thác được khả năng của đất đai nhiều ít là tùy tài năng giới lãnh đạo!

Nhân Hòa: Miền Nam được sự hỗ trợ toàn vẹn của Hoa Kỳ và thế giới Tự Do cũng như được sự tín nhiệm của lực lượng quân đội và khối di cư làm nòng cốt để đi những bước vững chắc xây dựng chế độ.

Tuy người Pháp đã cố tình gây ra những khó khăn cho chính phủ như xúi Bình Xuyên nổi loạn, nhưng có đầy đủ 3 yếu tố nói trên nên Ngô Đình Diệm đã thành công trong việc ổn định miền Nam và được đề cao như một chính khách lỗi lạc. Nhưng miền Nam chỉ được hưởng một giai đoạn hòa bình và thịnh vượng ngắn ngủi rồi bắt đầu đi vào suy thoái với chính sách “gia đình trị” và “đảng phiệt” Cần Lao Nhân Vị. Yếu tố Nhân Hòa bị suy yếu kéo theo yếu tố Địa Lợi cũng mất theo và như thế mất dân thì làm sao giữ đất?

Ngô Đình Diệm có thể là một nhà hành chánh giỏi, có đạo đức nhưng không phải là một chính khách tài ba, vì họ Ngô đã không nhìn được thế giao lưu của những quyền lực quốc tế giăng mắc, do đó đã không phát hiện được những âm mưu quốc tế để tuỳ nghi theo hoặc chống và cuối cùng bị lôi cuốn theo những xung đột quốc tế đang ảnh hưởng vào VN một cách tích cực. Vụ Phật Giáo (1963) chỉ là một cái cớ, một giọt nước cuối cùng để làm tràn ly nước đã đầy sẵn gây ra sự sụp đổ của Đệ Nhất Cộng Hòa.



2.2.2. Giai Đoạn Chuyển Tiếp

Miền Nam sống trong sự bất ổn chính trị với những âm mưu đảo chính, chỉnh lý như sau: Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị quân đội đảo chánh, Tướng Dương Văn Minh bị Tướng Khánh chỉnh lý, tướng Khánh bị Tướng Kỳ giải nhiệm, Tướng Kỳ lên làm Chủ Tịch ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, v.v...

Sự loại bỏ các Tướng “gốc” Pháp như Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, và việc cho về hưu non một số tướng lãnh già không phải chỉ đơn thuần mang tính chất thanh trừng nội bộ quân đội. Nó còn mối tương quan biện chứng với việc Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson quyết định đổ quân ào ạt vào VN, và chứng tỏ mối xung đột quyền lợi quốc tế ở Đông Dương đang ở mức độ gay gắt mà tâm bão là Việt Nam.

Nhìn xa và kiểm lại những sự kiện tất sẽ thấy âm mưu quốc tế với những cách lập thế, cài lực nhằm đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Đông Nam Á:

– Charles de Gaulle sau một thời gian ẩn tích, đã trở lại chính quyền với chức vụ Tổng Thống (1959-1969). Nước Pháp dưới sự lãnh đạo của de Gaulle đã thi hành một chính sách kịch liệt chống phá Hoa Kỳ ở Âu châu và cả ở Á Đông với chủ trương trung lập, tách các quốc gia Đông Dương khỏi ảnh hưởng của Hoa Kỳ!

– Mao Trạch Đông với chủ thuyết Mao đã tách Nga để tạo một thế đứng riêng trong thế giới lưỡng cực, thế “chân vạc”: Ngụy–Thục–Ngô của thời Tam Quốc. Vì có những quyền lợi tương đồng nên de Gaulle và Mao đã có những chủ trương giống nhau.

– Năm 1959, Hà Nội họp Chính Trị Bộ quyết định giải phóng miền Nam bằng võ lực.

– Năm 1960, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTGPMN) được thành lập với Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ Tịch, với sự tham gia của một số đông các nhân sĩ miền Nam, những người có khuynh hướng chủ trương đường lối trung lập.

– Thái Tử Sihanouk, người công khai tuyên bố “Tôi theo de Gaulle”, đã vì những hứa hẹn của các quyền lực quốc tế mà để cho MTGPMN xử dụng hải cảng Kampong Som để tiếp nhận quân trang, quân dụng vũ khí đạn dược cũng như để cho MT này đóng quân trên đất Miên làm nơi tập trung quân xuất phát tiến đánh miền Nam.

Để chống lại cuộc chiến tranh toàn diện do Hà Nội đảm nhiệm nhưng lại do các thế lực quốc tế chủ trương, Hoa Kỳ chỉ phản ứng lại bằng sức mạnh của kỹ thuật cơ giới với tiêu chuẩn “một tấn đạn cho một tên thù” trong một trận chiến không có mục tiêu. Hà Nội làm chiến tranh càng lúc càng mạnh, chi viện quốc tế đổ vào dùng không hết, và mức sống người dân được coi là khá hơn thời bình vì đảng cũng nới tay trong chính sách kiểm soát dạ dầy, một nghệ thuật cai trị, mở xả nút để tránh cảnh tức nước vỡ bờ.

Trên mặt trận ngoại giao, Hoa Kỳ cũng vấp phải nhiều trở ngại, uy tín chính trị cao vút của thời thập niên 50, sau Đệ Nhị Thế Chiến, sa sút một cách đáng kể trước phong trào “Phản Chiến” do trí thức Âu châu đứng ra tổ chức để chống Mỹ, đề cao Hà Nội, tâng bốc Hồ Chí Minh, đã làm Hoa Kỳ mất uy tín quốc tế và khơi động phong trào chống đối trong nước.

Ngay khi nhận định được VN là vũng lầy được che đậy bằng những âm mưu quốc tế, Hoa Kỳ đã nhanh chóng và khôn khéo đổi chiến thuật, chấp nhận hòa đàm Ba Lê (1968) ngồi ngang với Hà Nội trong phái đoàn 4 bên: Hoa Kỳ, Sài Gòn, Hà Nội và MTGPMN, với thủ đoạn ngoại giao đi đêm với thật nhiều hứa hẹn dành cho Hà Nội và tạo ly gián giữa các thế lực quốc tế đang chống mình.



2.2.3. Đệ Nhị Cộng Hòa

Nền Đệ Nhị Cộng Hòa được long trọng khai mạc với sự đắc cử Tổng Thống của Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ Tịch ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, và Phó Tổng Thống là Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Uỷ Ban Hành Pháp Trung Ương.

Ngay trong nhiệm kỳ đầu có 2 sự kiện đáng kể:

– Tổng Thống Lyndon Johnson tuyên bố không tái ứng cử nhiệm kỳ II vì thất bại ở VN.

– Vụ Tết Mậu Thân (1968): Nhân dịp Tết Âm lịch, nhân dân miền Nam đang vui mừng xuân thì MTGPMN phát động “Tổng Công Kích” khắp các đô thị, tỉnh trên toàn miền Nam gây nhiều thiệt hại vật chất và nhân mạng cho nhân dân. Riêng tại Huế, CS đã tàn sát hàng ngàn đồng bào bằng cách bắn tập thể, đập đầu bằng chày vồ và chôn sống.

Những thảm cảnh đó tố cáo chính sách dã man tàn bạo của CS, dù với nhân dân vô tội hay với kẻ thù cũng như với ngay đồng chí cũng chỉ là một!

Sự dũng cảm của quân đội VNCH trong việc chống giữ và ngăn chặn để rồi tiêu diệt trọn bộ lực lượng quân sự của MTGPMN không được báo chí quốc tế và Hoa Kỳ đề cập. Đó là một sự bất công trong việc truyền thông nhưng hàm chứa một dụng ý.

Thực chất của cuộc “Tổng Công Kích” Mậu Thân chỉ là sự tái diễn thủ đoạn tàn độc của người CS đã từng áp dụng khi xưa đối với những người Quốc Gia theo kháng chiến chống Pháp “mượn địch giết thù”. Tham dự trong âm mưu quốc tế để xẻ thịt “con voi Mỹ”, Hà nội biết chắc là mình sẽ thắng. Vấn đề chỉ còn là thời gian nên đã quyết định thủ tiêu bộ phận quân sự chủ lực của MTGPMN gồm những người đi tập kết khi xưa để trừ hậu họa khi tiếp thu miền Nam, thống nhất đất nước, đưa toàn dân tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội chủ nghĩa! Nhiệm vụ làm tiền đạo dẫn đường và tiên phong của MT này đã chấm dứt!

Những người tập kết ra Bắc đã phạm vào một tội không thể tha thứ: biết rõ bản chất tàn độc của Hà Nội và thực tế của thiên đường xã hội chủ nghĩa miền Bắc! Ngoài ra họ còn bị nghi ngờ vì bản chất lè phè, thích hưởng thụ của người miền Nam nên dễ bị hủ hoá khi tiếp xúc với miền Nam phồn vinh giả tạo, với văn minh cơ kỹ Tây phương.

Loại được bộ phận quân sự chủ lực của MTGPMN, Hà Nội đã đưa đại quân của mình vào thay thế và kiềm chế chính phủ “lâm thời miền Nam” đang có khuynh hướng tách rời trung ương Hà Nội để chịu ảnh hưởng của Trung Cộng và Pháp. Đứng trên phương diện lãnh đạo Hà Nội tỏ ra khá giỏi để tạo thế, cài 12 Mặt Trận Cách Mạng Hưng Phục Việt lực ngăn ngừa những bất trắc có hại cho mình, nhưng đồng thời cũng gây khó khăn là không ai dám tin và ít ai dám gần vì bản chất phản trắc và lật lọng với cả đồng chí chứ đừng nói gì đến bạn bè, đồng minh.

Bài học cay đắng của người Quốc Gia chân chính trong thân phận cô nghiệt, chết đứng giữa hai lằn đạn thù CS và thực dân thời kháng chiến 1945-1954 đã không được những người tập kết biết đến, học và hiểu! Và “chính trị của ngày qua” vẫn còn nối tiếp nhau làm nên lịch sử, những trang sử đau thương không riêng cho miền Nam mà chung cho cả hai miền, cho toàn thể dân tộc Việt!

– 1969, Richard Nixon đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ với lời hứa giải quyết vấn đề VN trong danh dự. Nhưng làm sao mang được toàn bộ đại quân về. Cái khó nhất của kẻ làm tướng là lúc triệt thoái bảo tồn được lực lượng trong một hoàn cảnh thua kém mọi mặt và kẻ thù vây quanh chờ xẻ thịt. Do đó giải pháp tốt nhất là bàn hội nghị, tuy có phải hạ mình, khẩn cầu nhục nhã, nhưng với nghệ thuật đi đêm có bóng tối đồng lõa thì mọi chuyện đều ổn thoả.

– 1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ứng cử “độc diễn” nhiệm kỳ II, đắc cử với 99% số phiếu!

– 27/1/73, Hiệp Định Ba Lê được ký kết giữa bốn bên.

Nhưng cũng trong năm 1973, T.T. Nixon bắt đầu nhiệm kỳ II được ít tháng thì vụ án “Watergate” xẩy ra. Báo chí tấn công tới tấp, quần chúng bất mãn và cuối cùng Nixon phải từ nhiệm trong uất ức, đớn đau! Năm 1974, Phó Tổng Thống Ford lên thay. ở VN, T.T. Thiệu bắt đầu gặp những khó khăn với những chống đối của quần chúng: Phong Trào Luật Sư Tranh Đấu, Phong Trào Chống Tham Nhũng, v.v... Một phái đoàn Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ sang Sài Gòn tham quan tình hình cứu xét vấn đề viện trợ VN và tiếp xúc với các nhóm chống đối. Một trong những đề nghị của nhóm này là chấm dứt ủng hộ Thiệu và cắt viện trợ cho chính phủ Thiệu. Yêu cầu này được Thượng Viện Mỹ quyết định nhanh chóng. Vì chống đối từ nhiều phía nên Thiệu phải từ chức.

Rồi Phước Long mất. Quân Đoàn I di tản. 10/3/75, trận đánh Ban Mê Thuột bắt đầu. 14/3/75, Quân Đoàn II rút trong biển máu đầy kinh hoàng...

Và những gì đến phải đến, đúng như dự tính của những người hoạch định chương trình. Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng quân đội CS Bắc Việt. Những tin về giải pháp 3 thành phần, về sự can thiệp của người Pháp, v.v... đã không xẩy ra! Tất cả đã bị lừa! Hoa Kỳ đã bàn giao miền Nam cho Bắc Việt trước kỳ hạn!

Cũng như Pháp, Hoa Kỳ đã thua ở Việt Nam và phải ký Hiệp Định Ba Lê để rút quân an toàn. Với những cái nhìn cục bộ ở tầm mức chiến thuật, nhiều người đã suy luận là trên cương vị siêu cường Hoa Kỳ không thể thua CS Bắc Việt. Sự kiện Hoa Kỳ bỏ miền Nam chỉ là sự đổi chác lấy một quyền lợi nào đó với Nga hoặc Trung Cộng.

Tuy nhiên, nếu xét trên chính lược thì sẽ thấy khác: Hoa Kỳ đã thua! Thua vì đã nhận định sai lầm về Bạn và Thù, về Ta và Địch, về bản chất và mục đích của chiến tranh để thiết kế một chính lược làm trục cho nhiều chu kỳ chính trị liên tiếp, tạo thuận lợi cho việc xây dựng “một trật tự mới cho toàn thế giới” ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến. Do đó người Mỹ đã chới với trước sự cạnh tranh công khai và ngấm ngầm của những quyền lực đang hồi phục ngay trong khối Tự Do. Những yếu tố không được tiên liệu này đã làm cho cuộc chiến VN kéo dài hơn thời gian hoạch định, phải đổ vào VN một số quân lớn hơn dự trù, phải chi tiêu một ngân khoản vượt ngoài khả năng. Kết quả là sự suy giảm kinh tế đưa đến sự chia rẽ nội bộ. Để tự cứu, Hoa Kỳ đã phải cắn răng, muối mặt làm một việc tổn thương đến uy tín siêu cường lãnh đạo khối Tự Do: thi hành một chính sách ngoại giao đi đêm, bàn giao miền Nam, một quốc gia đồng minh, tiền đồn của thế giới Tự Do đã được nhiều Tổng Thống cam kết bảo vệ, với toàn vẹn những cơ sở quân sự vũ khí của một quân đội tan rã. Thêm vào đó là lời hứa tái thiết Bắc Việt bằng một ngân khoản nhiều tỷ Mỹ kim và những trợ giúp kỹ thuật căn bản để giúp phát triển kinh tế.

Giai đoạn II của cuộc chiến Đông Dương với 21 năm trợ giúp của Hoa Kỳ được nhiều người coi là cơ hội tốt nhất của người Việt Quốc Gia chân chính để chống cộng và giải phóng miền Bắc, thống nhất đất nước và xây dựng lại theo đường lối dân chủ, tự do mà họ đã để lỡ. Đây là một nhận định sai lầm, không sát thực tế! Hoa Kỳ vào VN với một chính lược rõ rệt, chỉ đạo cho một chiến lược chống cộng đã vạch sẵn. Người Việt Quốc Gia chân chính vẫn không trực diện chống cộng với một sách lược của riêng mình. Đó là lý do đúng nhất để giải thích tại sao miền Nam thiếu những chính khách lãnh đạo có tầm vóc quốc tế. Tại sao miền Nam chỉ có những chính phủ chuyên viên thừa hành làm những việc theo chương trình ngắn hạn? Tại sao miền Nam thiếu những tướng lãnh chiến lược?

Ngô Đình Diệm bị Hoa Kỳ lật đổ. Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ đã bị Hoa Kỳ tố là tham nhũng, buôn bạch phiến. Tuy nhiên, họ đã làm xong vai trò mà Hoa Kỳ muốn!



3. Giai Đoạn III (1975-1999): Sự Phản Tỉnh của một Dân Tộc trước kẻ thù Cộng Sản: Thế Địch Hòa

Nhờ nhiều yếu tố thuận lợi, đảng CSVN đã nắm được cơ hội làm lịch sử, và đã thành công hoàn toàn trong hai giai đoạn chiến tranh liên tiếp:



– Giai đoạn I (1945-1954) thắng được thực dân Pháp bằng chiêu bài “Kháng Chiến” làm chủ được miền Bắc.

– Giai đoạn II (1954-1975) thắng được cực quyền Mỹ bằng chiêu bài “Giải Phóng” tiếp thu miền Nam và thống nhất đất nước.



Lý do chính của sự thành công này là đảng CSVN đã độc quyền dùng được chiêu bài “Cứu Quốc” và đeo được mặt nạ “Dân Tộc” để tuyên truyền lừa gạt được lòng yêu nước nhiệt thành của người dân trong việc hy sinh tất cả cho đại nghĩa chống ngoại xâm. Nhưng chiêu bài và thực chất là hai điều khác biệt, rất dễ dàng được phân định bởi thời gian và chứng minh qua hành động trong thực tế. Vậy, người CS có yêu nước không? Họ đã làm những gì cho Tổ Quốc và Dân Tộc? Đảng CSVN là công đảng phục vụ cho quyền lợi nước nòi hay đã làm công cụ đảng của ngoại bang để thực hiện những âm mưu quốc tế theo lệnh ủy nhiệm và đang biến hình để trở thành tư đảng của bè lũ Tư Bản Đỏ?! Đó là những câu hỏi có tính cách tra vấn mà người CS và đảng CSVN phải trả lời trước toà án lịch sử và lương tâm của dân tộc về vô số tội ác họ đã phạm trong suốt gần nửa thế kỷ qua với tư cách lãnh đạo đất nước.

Sau khi tiếp thu miền Nam, câu đầu tiên người CS nói với nhân dân là “ở miền Nam, kể cả con bướm nhởn nhơ cũng có tội với Cách Mạng!”. Do đó những biện pháp trấn áp của CS đối với tập thể quân dân miền Nam chỉ là vấn đề thời gian sớm muộn.



3.1. Tù “Cải Tạo”

Hàng trăm ngàn quân nhân quân lực VNCH gồm đủ các cấp từ hàng binh tới cấp tướng và viên chức chính phủ, từ trung ương tới xã thôn đã bị tập trung trong các trại tù với danh xưng là “trại cải tạo lao động sản xuất” khắp từ Nam ra Bắc.

Người CS vẫn rêu rao là thi hành một chính sách khoan hồng nhân đạo, nặng về giáo dục và nhẹ về trừng phạt. Nhưng tất cả những gì xẩy ra trong thực tế đã chứng minh bản chất thâm độc của họ, họ đã bắt “ngụy quân, ngụy quyền” làm những việc như tháo gỡ bãi mìn phòng thủ các căn cứ cũ bằng cách xếp hàng ngang tiến đều dùng que tre xâm và tay moi mìn lên. Đó là một việc cực kỳ nguy hiểm mà chuyên viên tháo gỡ chất nổ có thể giải quyết dễ dàng bằng phương tiện cơ giới và dây nổ chuyền! Người CS thừa biết điều đó 14 Mặt Trận Cách Mạng Hưng Phục Việt và cũng có thừa phương tiện để làm như thế, nhưng họ đã nghĩ khác. Đó là một cách giết người dưới một hình thức tai nạn tập thể, có lợi nhiều mặt, và đã có cả trăm người chết, hang ngàn người mang thương tật, cụt tay, què chân, mù mắt vì những lệnh giết người đó!

Người CS vẫn đề cao “người là vốn quí” và tầm mức quan trọng của kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại trong lao động sản xuất, trong việc quản lý nhân lực, nhưng họ đã làm khác: bác sĩ, kỹ sư, chuyên gia đều xếp hàng ngang cuốc đất trồng khoai, mì, ngô, sắn...

Thực chất trại cải tạo chỉ là một hình thức kinh tế sản xuất của người CS, một hình thức bóc lột sức lao động của những người bị kết án khổ sai mà không xét xử, không kỳ hạn ở tù. Họ làm ra của cải để làm giầu cho đảng như một thứ nông nô thời Trung Cổ ở Âu Tây, không được hưởng gì ngoài khẩu phần lương thực “tí hon” gồm toàn gạo ẩm, bo bo, ngô sắn không đủ làm ấm bao tử!

Nếu không có những đợt thăm nuôi của gia đình gồm thực phẩm để bồi dưỡng cơ thể và thuốc men để chữa trị bệnh tật thì số tử vong sẽ lên rất cao ở các trại tù “cải tạo”. Thực chất chế độ thăm nuôi cũng là một thủ đoạn tàn độc của đảng dùng để vô sản hóa nhân dân miền Nam một cách nhanh chóng trong cái thời gạo châu củi quế để buộc họ phải bán đi những tư trang vàng bạc mà họ cất dấu được sau những đợt vơ vét của đảng như đánh tư sản mại bản, kiểm kê các tiệm buôn, cơ sở thương mại, kỹ nghệ để mua lương thực, thuốc men do đảng độc quyền quản lý để tiếp tế cho cha, cho chồng, cho con đang đi tù “cải tạo”, và cán bộ quản giáo cũng lợi dụng chế độ thăm nuôi như một ân huệ ban phát cho các tù nhân được gọi một cách hoa mỹ là “cải tạo viên”: phải lao động sản xuất tốt mới được viết thư về thăm gia đình, được gặp gia đình trong những kỳ thăm nuôi.

Học tập “tốt” là yêu cầu của trại tù và là điều kiện để được tha về đoàn tụ với gia đình. Nhưng thế nào là “tốt”?! Nó cũng co dãn như “tiêu chuẩn phân định thành phần giai cấp” trong hồi Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc (1954) và quân dân miền Nam cũng đã được đảng “chiếu cố” một cách tận tình, như xưa đảng đã đối xử với giai cấp địa chủ trong tinh thần giai cấp đấu tranh, chỉ khác là bây giờ là giai cấp “Bắc” chống giai cấp “Nam” trong tinh thần thù hận ganh tị ti tiện của nhân tính, ghét kẻ may mắn hơn mình!



3.2. Chiến Dịch “Hoa Nở Về Đêm”

Gia đình là đơn vị nền tảng của xã hội, là mối khởi đoan của Ngũ Luân, năm giềng mối căn bản để ràng buộc con người vào xã hội: tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa cha con, anh chị em, thầy trò và tình nghĩa vua tôi, tức mối liên hệ song phương nhân dân với chính quyền.

Mục đích cao cả và thiêng liêng của đạo vợ chồng là tạo dựng người cho những thế hệ kế tiếp, làm đông đúc dòng họ, làm hưng thịnh giống nòi. Không có sự kết hợp vợ chồng trên một nền tảng vững chắc tất không có cha con, không có anh chị em, không có thầy trò, không có nước nòi và không có xã hội loài người.

Lịch sử tranh đấu của dân tộc ta cũng đặt khởi đoan trên nền đạo thống vợ-chồng với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống Bắc xâm giành độc lập. Tiêu chuẩn “Trai trung hiếu, gái trinh hạnh” đã đưa đến những khuôn mẫu tuyệt vời “chàng đi theo nước, thiếp theo chàng” và nối tiếp trong tiến trình sống tiến hóa là những thế hệ “Hiếu tử, trung thần” mang xác thân bao che cho Tổ Quốc, chìa vai đỡ gánh nặng non sông. Nhiều sử gia trên thế giới khi nghiên cứu về VN, như Joseph Buttinger, trong The Smaller Dragon, đã đặt câu hỏi là: “Tại sao trong hàng ngàn năm đô hộ mà dân tộc Việt Nam vẫn không bị đồng hóa và Việt Nam vẫn còn là một quốc gia biệt lập?”

Câu trả lời đúng căn cứ trên yếu tố văn hóa là vì Việt Nam là quê hương của nòi tình!

Với chiến dịch “Hoa Nở Về Đêm”, đảng CSVN đã ra mật lịnh cho các cán bộ CS phá nền tảng gia đình trong xã hội miền Nam. Họ đã tạo ra những cơ hội dễ sa ngã cho người phụ nữ sống trong một hoàn cảnh khó khăn về cả vật chất lẫn tinh thần. Các cán bộ CS đã được mặc sức dùng quyền để o ép, dùng danh vị để câu nhử và dùng tiền bạc thu vét được để mua chuộc người đàn bà. Đã có bao cảnh nát long vì bị bao vây kinh tế, không kiếm được việc làm, không có vốn buôn bán, khiến vợ của những “ngụy quân, ngụy quyền” đã phải bán mình nuôi thân, nuôi con, nuôi chồng đang tù cải tạo. Đã có biết bao cảnh thương tâm, vợ, con gái của các “ngụy quân, ngụy quyền” bị các cán bộ CS đòi hối lộ bằng trinh tiết để lo được cho chồng, cho cha sớm ra tù hay một cái giấy nhập hộ khẩu.

Đảng đã đạt được nhiều mục đích qua chiến dịch trên:

– Dùng để đãi ngộ các cán bộ miền Bắc, sau một thời gian dài gian khổ theo đảng mà chưa được tưởng thưởng. Tuy nhiên đây cũng là một sự đóng dấu bằng tội ác làm cho họ bắt buộc phải bám vào đảng để tồn tại, để tiếp tục hưởng thụ, tương tự như những bần cố nông đã bị đóng dấu bằng máu địa chủ trong chiến dịch đấu tố ở miền Bắc (1953-1956).

– Cô lập ngụy quân, ngụy quyền: Khi họ được tha về sẽ không có nơi nương tựa, bị biến thành một giai cấp cùng khốn và tuyệt vọng nhất của xã hội, vì bị đày đọa bởi chính quyền, bị ruồng bỏ bởi cả vợ con thân yêu, những người một thời đã từng “đầu gối tay ấp” thề hứa cùng nhau đi xa hơn cả cuộc đời!

– Phá vỡ truyền thống ngàn năm của văn hóa Việt đặt nền tảng trên đạo thống gia đình, tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa anh chị em, tình nghĩa làng xóm và tình nghĩa đồng bào một nước. Trên ý nghĩa và hậu quả, chiến dịch “Hoa Nở Về Đêm” mang những nét tương đồng của chiến dịch Phản Phong, chống tư tưởng lề thói phong kiến, đã được thực hiện ở miền Bắc (1953-1956). Trong chiến dịch này, đảng cũng đã thanh trừng một số lớn đảng viên kỳ cựu thuộc phe Trường Chinh bằng cách qui vào giai cấp địa chủ để tố khổ, bắn giết và đi tù, vợ của các đảng viên bị thanh trừng này cũng bị o ép mua chuộc bằng quyền và lợi để lấy các cán bộ đương nhiệm. Sự kiện này đã chứng minh bản chất phi nhân, vô luân của nền văn hóa vô sản mang nặng tính Đảng tàn bạo thường được mệnh danh là nền văn hóa tam vô: vô gia đình, vô tổ quốc, vô tổ tiên.



3.3. Triệt hạ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTGPMNVN)

Ngay sau khi tiếp thu xong miền Nam, Hà Nội bắt đầu công cuộc triệt hạ các nhân vật trong MTGPMNVN; những nhân sĩ miền Nam như Nguyễn Long, Phùng Văn Cung... đều bị canh chừng. Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình lộ diện chỉ là bù nhìn, bảo sao làm vậy. Nhóm miền Nam tuy bất mãn nhưng vô lực. Hà Nội đã tính trước từ lâu nên lực lượng quân sự chủ lực của MTGPMN đã bị Hà Nội mượn tay Quân Lực VNCH và bom đạn đồng minh giết sạch từ vụ Tết Mậu Thân 1968.

Tất cả biểu tượng còn lại của MTGPMNVN chỉ là cây cờ Xanh Đỏ Sao Vàng tung bay trên nóc dinh Độc Lập cũ. Hơn một năm sau, khi quyết định thống nhất Bắc Nam được thi hành để đưa cả nước tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa thì lá cờ này cũng được hạ xuống và vứt bỏ!

Xét trên tiến trình hình thành và hủy thể của đảng CSVN, đây là giai đoạn II được gọi là “công thần chủ nghĩa”. Phe Lê Duẩn và Lê Đức Thọ sau khi thắng được cực quyền Mỹ và tiếp thu miền Nam, uy thế cá nhân và phe nhóm lên rất cao trong đảng nên đã toàn quyền trong việc cắt đặt người vào tiếp quản miền Nam. Miền Nam đã trở thành miền đất mơ ước của cán bộ CS và người miền Bắc, tuy miền Nam bị kết tội là đồi trụy và phồn vinh giả tạo nhưng qua câu nói: “Ba tháng đi Nga không bằng ba tuần đi Đông Đức và ba tuần đi Đông Đức không bằng 10 ngày chơi Sài Gòn” đã cực tả điều trên. Giấc mơ xã hội chủ nghĩa kéo dài một đời của người cán bộ CS là làm sao có được một chiếc đồng hồ đeo tay, một 16 Mặt Trận Cách Mạng Hưng Phục Việt chiếc đài (radio), một chiếc xe đạp thì nay đã trở nên quá dễ dàng nếu được đề cử vào Nam làm việc. Do đó đã có những vụ chạy chọt mua chỗ, giành chỗ với giá cao hơn để thực hiện 4 Đ: “Đổng, Đài, Đạp và...Đĩ”!

3.4. Đào mồ quật mả Tử Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Hành hạ kẻ thất thế đã là điều đáng xấu hổ trên phương diện tư cách cá nhân, huống hồ đây lại là một chính sách có mục đích trả thù kẻ đã chết. Những nghĩa trang quân đội ở Biên Hòa, Tân Sơn Nhất đều bị phá hoại, đào bới, san bằng. Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi cũng bị chung số phận. Dù biện minh bằng lý do gì chăng nữa, người CS cũng không thể che dấu được cái tâm địa hẹp hòi ti tiện, thiếu văn minh trước sự phê phán của quốc tế và vô luân bất nhân dưới quan điểm của dân tộc.

“Mồ mả gia tiên” là một phần trong tôn giáo thờ cúng tổ tiên của Dân Tộc ta. Hàng năm vào tiết Thanh Minh của mùa Xuân, người Việt Nam vẫn thường có tục lệ đi tảo mộ, đốt hương khấn vái vong linh người thân thuộc. Tục lệ đón “ông bà ông vải” về ăn Tết vào ngày 23 tháng chạp cũng là một nghi thức tôn giáo. Ngay trong thời quân chủ, độc tài và chuyên chế, người dân bị cấm đoán nhiều điều, mà người chết còn được hưởng đặc quyền chôn bằng quan tài sơn son thếp vàng, những biểu tượng chỉ dành riêng cho hang vương giả của triều đình. Việc đào mồ quật mả kẻ thù, tuy có xẩy ra trong lịch sử giữa vua Gia Long đối với vua Quang Trung nhưng cũng chỉ hạn chế ở mức độ cá nhân và going họ, và hành động của vua Gia Long cũng bị lịch sử phê phán là thiếu tác phong lãnh đạo. Việc đào mồ quật mả còn bị coi là một trọng tội thuộc hình luật mà kẻ vi phạm bị xử trị nghiêm khắc không những ở nước ta thời phong kiến mà còn là điều phổ biến trên thế giới văn minh ngày nay.

Chính, Tà tuy xung khắc nhau như nước với lửa nhưng lại rất khó phân. Người Cộng Sản chủ trương vô Tổ Quốc, vô gia đình, vô tôn giáo nhưng lại gian lận tự nhận là kẻ chính thống kế thừa truyền thống dân tộc. “Nhầm, thua; vô ý, mất tiền” đó là một thực tế lịch sử mà người Việt phải chấp nhận trong hối tiếc vô cùng!



3.5. Đuổi Thương Binh ra khỏi Bệnh Viện, Phế Binh ra khỏi Khu An Dưỡng

Ngay sau 30/4/1975, người CS đã tiếp thu các bệnh viện quân đội và đã đuổi các thương binh đang điều trị ra khỏi bệnh viện và các phế binh ra khỏi các khu an dưỡng. Đây là những người đau khổ nhất của một chế độ đã tan rã. Họ bị bỏ rơi không có nơi nương tựa, không có người săn sóc thuốc men. Nhiều người đã đi đến quyết định tự tử để tự giải thoát khỏi đau đớn, tủi nhục. Nhiều người đã chết vì thiếu săn sóc thuốc men và thiếu ăn, một số đông đã kiếm sống bằng nghề ăn xin, hát dạo nơi bến xe, nơi họp chợ. Họ sống được là nhờ sự san xẻ của những người cùng chung một số phận “ngụy” của miền Nam đang lao đao trước những chính sách hà khắc bóc lột của người CS Bắc Việt.

Nhìn những thương phế binh dắt díu nhau đi lang thang trên hè phố, kẻ què đỡ kẻ cụt, dẫn kẻ mù, xốc xếch trong bộ đồ tác chiến rách tả tơi của mọi binh chủng mới thông cảm được nỗi đau nhục của kẻ chiến bại. Họ là hình ảnh trung thực nhất của một quân đội anh hùng, đã làm trọn nhiệm vụ của người lính chiến gìn giữ đất nước, ngăn chống địch thù nhưng đã bị cấp chỉ huy bất xứng, giới lãnh đạo bất tài phản bội, Đồng Minh bỏ rơi. Dư luận quốc tế thường nhân danh lương tâm của loài người để giúp đỡ CS Bắc Việt trong cuộc chiến Nam Bắc. Nay họ nghĩ gì về những thảm cảnh xã hội đang xẩy ra ở VN, nạn nhân của một sự thiên vị, bất công, bắt nguồn từ mặc cảm tự tôn bị tổn thương sau Đệ Nhị Thế Chiến của các quốc gia tự nhận là văn minh.

Nhìn những thương phế binh của Quân Lực VNCH nay đã tan rã, đang sống lây lất bên lề xã hội, người chiến binh CS nghĩ gì về họ, về mình, về thân phận chung của những người cầm súng bảo vệ một chế độ, phục vụ một lý tưởng?! Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nổi tiếng về những kế hoạch dự phòng để làm “một cuộc chiến không thương binh” mà người chiến binh CS thì quá trẻ và đơn sơ để suy nghĩ sâu xa!...



3.6. Đánh Tư Sản Mại Bản

Chiến dịch này được thực hiện sau khi thống nhất Nam Bắc và đảng quyết định đưa cả nước đi thẳng lên xã hội chủ nghĩa không kinh qua giai đoạn chuyển tiếp. Trước đó đảng đã cho thi hành nhiều đợt vơ vét tài sản nhân dân bằng lệnh đổi tiền mới với một gía cao hơn trước và một mãi lực thấp hơn trước. Mức tiền đổi đã được hoạch định trước cho từng cá nhân, từng hộ khẩu với nhân số ước lượng. Số tiền dư phải nộp cho chính phủ để lấy biên nhận!

Đối tượng chính của chiến dịch này là các nhà buôn bán lớn, các nhà tư sản mại bản, các nhà tư sản dân tộc làm chủ các xí nghiệp sản xuất. Tất cả đều phải nộp cho chính phủ để rồi hoạt động dưới hình thức tổ hợp hay quốc doanh. Với chiến dịch này đảng đã thu được rất nhiều tiền, ngoại tệ và vàng bạc, trị giá nhiều chục tỷ Mỹ kim. Đây là một mối lợi lớn mà đảng đã nhắm trước và chuẩn bị cho mọi biện pháp để sang đoạt. Đây cũng là một rẽ ngoặt trong tiến trình hình thành và hủy thể của đảng CSVN đi từ “công thần chủ nghĩa” sang giai đoạn chót “ly trung tự hoại”. Vì danh vị, vì quyền lợi cá nhân mà phe đã phân hoá ra thành nhóm và kình chống nhau. Tiêu chuẩn phân nhiệm, phân công, và phân lợi đã bị vi phạm trầm trọng. Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân là một nguyên tắc được đưa ra nhưng không được thi hành. Nay đảng vượt qua nhiệm vụ lãnh đạo để lấn sang lãnh vực quản lý và đảm nhiệm luôn việc làm chủ các cơ sở xí nghiệp, vấn đề không phải chỉ là “hồng hơn chuyên” như trước đây mà là con ông cháu cha và gốc lớn. “Nhất thế nhì thân” đã tạo thành một hệ thống đảng tham nhũng có đường lối, có sách lược!



3.7. Đuổi dân thành phố đi vùng Kinh Tế Mới

Để thực hiện kế hoạch di dân từ miền Bắc vào Nam, cũng như để có chỗ cư trú cho một số lượng lớn nhân viên nhà nước được gửi từ Bắc vào làm việc, đảng đã áp dụng chính sách lùa dân đi vùng kinh tế mới.

Qua hệ thống công an phường khóm, đa số gia đình “ngụy quân ngụy quyền” đã được chỉ định đi vùng kinh tế mới được mở ra những vùng hoang vu, rừng rậm đầy muỗi vắt và bệnh tật. Người dân thành phố được tập trung rồi chở đi bằng xe đò bỏ tại đó rồi để mặc tình tự mưu sinh thoát hiểm bằng phương tiện cá nhân. Đã có rất nhiều người chết vì bệnh tật, vì đói, khoai sắn trồng chưa thu hoạch được thì đã hết lương dự trữ. Nhiều người đã phải bỏ trốn về thành phố sống chui rúc ở chân cầu, hè phố, làm đủ nghề để độ nhật. Đôi khi ở ngay hè căn nhà xưa mình làm chủ, nay đã có người từ Bắc vào chiếm hữu! Thành phố nay có hai loại dân, loại dân cũ gốc “ngụy” bị chèn ép đủ điều, và loại dân mới thuộc gốc “đảng” đang làm cán bộ, công nhân viên nhà nước ở các ty sở đầy uy quyền thuộc giai cấp ưu đãi của chế độ.



3.8. Kế hoạch xuất cảng người

Dù đã nhiều đợt thu vét tài sản của nhân dân miền Nam nhưng đảng tin rằng nhân dân vẫn còn cất dấu một số lượng lớn tư trang, vàng bạc. Để tận thu số vàng này, đảng cho người móc nối tổ chức những vụ xuất cảng người chính thức lẫn bán chính thức.

Đợt đi chính thức dành cho người Việt gốc Hoa, và những đợt đi bán chính thức dưới dạng đi chui được Hải Quan và công an tỉnh bao che bán bãi. Trung bình mỗi người phải mất từ 5 tới 10 cây vàng để ra đi, và trước khi ra đi họ phải thanh toán nhiều thứ thuế do nhà nước đặt ra. Với những người đi chui, công an cho theo dõi điều tra về khả năng tài chính. Và rất ít người ra đi một lần mà thoát, thường bị bắt nhiều lần, mỗi lần bị bắt lại phải chạy vài cây vàng để được tha về. Tất cả chỉ nhằm mục đích lấy hết vàng của lớp người ra đi.

Thực chất của cuộc xuất cảng người là đảng nhằm vào các mục đích:



– Vét hết số vàng trong dân để dân không còn phương tiện chống đối, mua trữ lương thực, võ khí hoặc mua chuộc hủ hóa cán bộ qua mặt chính quyền.

– Tống khứ được một số lượng người bất mãn khá lớn để làm giảm áp lực chống đối trong nước, đỡ phải dùng công an canh chừng thường xuyên.

– Riêng đối với Hoa kiều ở Chợ Lớn, đảng triệt hạ được mối nguy đạo quân thứ 5 trước khi có sự đụng độ chính thức về quân sự giữa VN và Khmer Đỏ (1978), VN và Trung Cộng (1979).



Nhưng cũng chính vì chính sách xuất cảng người đem lại một số lợi quá lớn nên các phe nhóm đua nhau tổ chức vượt biên bán bãi để thu lợi riêng cho mình. Sự tự ý kinh tài này đã đưa đến những đụng chạm phe nhóm gây cảnh phe làm phe phá, gài bẫy giết hại nhau và đi đến việc chia vùng ảnh hưởng để làm ăn không lý gì đến luật lệ quốc gia, đường lối của trung ương. Mỗi phe phái hùng cứ một địa phương với đủ quyền sinh sát như một sứ quân.

Đã có hơn 1 triệu 500 ngàn người vượt biên và đến được bến bờ Tự Do, được định cư ở các quốc gia trên khắp thế giới. Nhưng cũng đã có gần một triệu người chết vì vượt biên. Họ chết vì hải tặc cướp của, hãm hiếp rồi thủ tiêu. Họ chết vì bão tố trên đại dương. Họ chết vì đói khát, vì trôi dạt vào hoang đảo... Lý do của những người bỏ nước ra đi thường được phân làm hai loại: vì chính trị và vì kinh tế. Tuy nhiên hãy nhìn vào thực tế để tìm hiểu tại sao họ ra đi. Ra đi vì họ không có những điều kiện căn bản tối thiểu để sống như Con Người theo tiêu chuẩn qui định của thời đại. Trước hết chúng ta phải Là Người, có bản chất Người mới có thể Làm Người để Thành Người. Súc vật dù sống vạn triệu tỷ năm cũng không thể Thành Người. Dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, con người bị dìm xuống ngang hang súc vật để làm súc vật và thành súc vật. Chế độ phi nhân và vô luân này có thể tồn tại được trên quê hương VN chúng ta là vì có sự tiếp tay của những ác thế lực quốc tế, là vì sự ấu trĩ, thờ ơ, u tối của những người có trách nhiệm ở tầm mức quốc gia cũng như trên bình diện quốc tế. Dân tộc Pháp hãnh diện về một nền văn hóa nhân bản mà điểm sáng chói là cuộc Cách Mạng Dân Quyền 1789. Nhưng chính quyền Pháp lại là chính phủ đã trợ giúp kéo dài sự tồn tại của chế độ độc tài ở VN. Nhân dân Hoa Kỳ tự hào về một nền văn hóa khai phóng nhân chủ xây dựng trên cuộc Cách Mạng Nhân Quyền 1862 làm khuôn mẫu cho toàn thế giới nhưng chính phủ Hoa Kỳ cũng lại là chính phủ có trách nhiệm nhiều nhất về sự thống khổ triền miên của dân tộc Việt Nam.

Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái, Công Lý, và Lương Tâm Nhân Loại được nói tới như một chiêu bài để thực hiện thủ đoạn chính trị hay được giương cao như một đuốc thiêng lý tưởng để hòa hợp loài người trong tiến trình thống nhất thế giới?! Nếu là chiêu bài thì chẳng có gì đáng nói. Nhưng nếu là lý tưởng thì cần phải được chứng minh bằng những hành động cụ thể và thiết thực hơn nữa!



3.9. Nạn Mãi Dâm và việc xuất cảng phụ nữ

Người CS đã tố cáo miền Nam là một xã hội phồn vinh giả tạo dựng trên nền văn hóa lai căng đồi trụy, đầy dẫy những tệ trạng xì ke ma tuý, trộm cướp, đĩ điếm, tham nhũng. Đó là một nhận xét đúng về một xã hội đang tan rã. Nhưng sau khi tiếp quản miền Nam họ đã làm gì để giáo dục quần chúng, cải tạo con người và xã hội?!

Những trại cải tạo sản xuất dành cho những người xì ke ma túy, những trung tâm Phục Hồi Nhân Phẩm dành cho gái mãi dâm được mở ra dưới dạng thức nông trường tập thể đã không giải quyết được vấn đề, cho nên tuy miền Nam nghèo đi, xơ xác hơn xưa nhiều, nhưng tại các đô thị, tỉnh, những tệ trạng của thời “Mỹ Ngụy” vẫn tồn tại và còn gia tăng hơn xưa! Sài Gòn đã bị người CS gọi là “động điếm lớn của miền Nam” với “500 ngàn gái mãi dâm để phục vụ đội quân Mỹ và lính đánh thuê ngụy quân ngụy quyền” thì nay “Mỹ đã cút, Ngụy đã nhào” nhưng sao số lượng gái mãi dâm vẫn như xưa và còn hơn xưa vì nhu cầu ăn chơi của đảng, nhà nước CS được đưa thành quốc sách. Tại Sài Gòn, số lượng khách sạn và vũ trường đã vượt xa chế độ cũ và còn đang được dự trù xây thêm nữa để phù hợp với nhu cầu và tiêu chuẩn của nền “kinh tế thị trường CS”, để chuẩn bị tiếp đón người ngoại quốc vào đầu tư kinh doanh. Mãi dâm đã trở thành chủ điểm của quốc sách du lịch do đảng đề ra và tự tay thực hiện qua những người thân tín, và VN đã nổi tiếng là nơi ăn chơi rẻ nhất thế giới với thức ăn ngon lại với gái trẻ đẹp! Song song với hệ thống nhà hàng, khách sạn được xây cất rầm rộ từ Bắc vào Nam là một hệ thống mãi dâm chằng chịt do những tổ chức buôn bán phụ nữ điều hành với sự bao che của trung ương đảng CS và địa phương. Việc xuất cảng hàng chục ngàn thiếu nữ qua các quốc gia Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Thái... là một dịch vụ tất nhiên, là hậu quả của quốc sách “du lịch” do bọn “Tư Bản Đỏ” ngồi ở chính trị bộ hoạch định!

Hồ Chí Minh từng tuyên bố: “Đánh thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng lại đất nước mười phần to đẹp hơn, đàng hoàng hơn” để trấn an nhân dân về hậu quả khốc liệt của chiến tranh và củng cố niềm tin của nhân dân vào đảng CS.

Nhưng sau 17 năm làm chủ đất nước (1975- 1992), đảng đã thi hành nhiều chương trình, nhiều đợt sửa sai mà quê hương vẫn tan hoang, đồng bào vẫn nghèo đói. Giặc đói, giặc dốt, giặc bệnh tật càng ngày càng bành trướng, dân trí thêm u tối, dân tình thêm ly tán và VN đã trở thành một trong mười quốc gia nghèo đói lạc hậu nhất thế giới dù có đủ những điều kiện thuận lợi về đất đai, ruộng vườn phì nhiêu, hầm mỏ quí, về dân số với hơn 60 triệu người lao động cần cù.

Người CS đã thành công trong chiến tranh nhưng đã thất bại trong hòa bình! Bản chất của chiến tranh là phá hoại bằng bạo lực, là chết chóc, tổn hao xương máu chiến sĩ và đồng bào. Nhưng mục đích tối hậu của chiến tranh là cực độ của nhân ái để xây dựng lại Tổ Quốc, gây dựng lại giống nòi theo những khuôn mẫu tuyệt hảo trong điều kiện lý tưởng của hoà bình!

Thất bại trong hòa bình là dấu hiệu rõ rệt nhất tố cáo sự bất tài của giới lãnh đạo và sự tồn tại lỗi thời của đảng CS trong một hoàn cảnh đã đổi thay với những nhiệm vụ lịch sử nặng, khó hơn trước. Người Quốc Gia đã mất một cơ hội làm lịch sử từ 1945 đến nay nhưng người CS cũng đã thất bại trong việc chứng tỏ tài năng từ 1975 đến nay.

Để bào chữa, người CS thường tố cáo sự phá hoại của địch ngoài, thù trong, chính sách cấm vận của Hoa Kỳ và sự chống đối của “tàn dư Mỹ-Ngụy”. Điều đó không đúng. Với chính sách “bắt lầm hơn bỏ sót”, với hệ thống trại tù, trại lao động sản xuất, khu kinh tế mới, với hệ thống công an quyền uy tuyệt đối, không một sự chống đối nào có thể tồn tại nếu không có sự tiếp tay của chính những người CS. Với sự tan rã của khối CS Đông Âu, Liên Sô, sự lỗi thời của chủ thuyết Marx, sự hạ bệ các lãnh tụ thần tượng cũ, kể cả Lenin... đã làm cho chính người CSVN bừng tỉnh, bàng hoàng. Sự phản tỉnh của toàn dân và các cấp thừa hành trong quân đội cũng như trong đảng đã tạo ra thế Địch Hòa: chán đảng, khinh lãnh đạo và chờ đợi một sự đổi thay! Còn sự cấm vận của Hoa Kỳ thì tuy có trên hình thức nhưng không hữu hiệu, bằng chứng là đã có nhiều quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ vi phạm lệnh cấm vận để đầu tư vào VN kiếm lời! Trong chính trị không có tình cảm, đồng minh hay kẻ thù, mà chỉ có quyền lợi!

Thất bại trong hòa bình còn tố cáo đảng CSVN là công cụ của Đệ Tam Quốc Tế CS và các lãnh tụ CSVN là tay sai ngoại bang được ủy nhiệm để thi hành “nghĩa vụ quốc tế”, đã đưa dân tộc vào vòng sát hủy của bom đạn để giải quyết những xung đột quyền lợi của các 20 Mặt Trận Cách Mạng Hưng Phục Việt ác thế lực quốc tế. Họ chỉ biết đến quyền của cá nhân, đến lợi của giòng họ và phe nhóm trong đảng miễn sao họ được hống hách, ănngon mặc đẹp, còn để cả một dân tộc tàn lụi trôi dạt tới bờ vực thẳm của diệt vong! Đó là lý do giải thích sự hủy thể của đảng CSVN, để đi từ vị trí công đảng, đấu tranh vì quyền lợi của Nước Nòi, sang công cụ đảng làm công tác ủy nhiệm của Đệ Tam Quốc Tế và biến thành tư đảng của bè lũ Tư Bản Đỏ trong bộ chính trị, một loại băng đảng tội ác, cướp của giết người, vơ vét tài sản của quốc gia và nhân dân!



3.10. Phong Trào Bán Nhà Bán Đất cho ngoại quốc

Thấy được sự lỗi thời của chủ thuyết Marx, nhìn rõ sự đổ vỡ của Liên Sô và CS Đông Âu, người CSVN với đặc tính cuồng tín và giáođiều đã tự hủ hóa để trở thành bọn cơ hội chủ nghĩa trong thực tế xã hội VN. Nhìn được ngày tàn của chế độ, các Tư Bản Đỏ trong chính trị bộ tính chuyện tháo thân, bảo toàn lấy người và của. “Dân Chủ Đa Nguyên” chỉ là một thủ đoạn của những ác thế lực quốc tế muốn giúp Hà Nội chuyển quyền một cách êm thắm dưới ảnh hưởng của các thế lực chống Mỹ. Đảng CSVN đã quyết định bán nhà cửa đất đai ở các thành phố lớn, Hà Nội, Sài Gòn, Vũng Tầu và nhiều khu đất, khu mỏ trên khắp nước cho các công ty ngoại quốc để lấy những số tiền lớn chia chác nhau.

Sự kiện này có một toan tính rõ rệt: đặt chế độ chuyển tiếp trước một sự kiện đã rồi không thể lật ngược lại; sự thống trị kinh tế của các thế lực quốc tế qua hệ thống cơ xưởng sản xuất kỹ nghệ, thương mại trên nước ta sẽ biến VN thành “tô giới” – một hình thức thuộc địa – của các quốc gia tư bản. Và xin hãy nhớ, sự nô lệ trên phương diện kinh tế nguy hiểm thập phần hơn sự lệ thuộc chính trị. Với số tiền vơ vét của nhân dân được chuyển ra cất dấu tại các quốc gia tự do trên khắp thế giới, Tư Bản Đỏ sẽ bỏ tiền ra mua lại các cổ phần của các cơ xưởng ngoại bang với giá cao hơn xưa để trở lại VN lũng đoạn đất nước dân tộc một lần nữa dưới hình thức tài phiệt. Đây là hình thức “giặt tiền” money laundering của các tổ chức tội ác trên thế giới thường dùng!

Bọn Tư Bản Đỏ và bè lũ thân tín mưu tính tồn tại và hưởng thụ, các thế lực quốc tế mưu tính để thủ lợi. Nhưng dân tộc Việt Nam cũng mưu tính để làm một cuộc đại Cách Mạng giải quyết một cách triệt để, toàn diện và hướng thượng mọi vấn đề liên quan tới các mặt Dân Tộc, Dân Quyền và Dân Sinh.



3.11. Tiến trình Phản Tỉnh của Dân Tộc Việt Nam về kẻ thù Cộng Sản

Chủ thuyết Marxist-Leninist là một tà thuyết nhằm phục vụ cho âm mưu thành lập Đế Quốc Nga dưới một hình thức mới để thống trị và bóc lột các quốc gia nhỏ yếu trên thế giới. Lý tưởng đấu tranh cho giới vô sản nghèo đói trên thế giới chỉ là một chiêu bài được dùng để lừa gạt những nạn nhân đang bị đế quốc thực dân bóc lột. Vì lòng căm thù cao độ đối với kẻ thù trước mặt mà nhiều người đã liều lĩnh chấp nhận cả việc bán linh hồn cho quỉ đỏ, để rồi lỡ bước sa chân, ôm hận suốt đời với cảnh “tái nô dịch chủ” tiếp tục kiếp ngựa trâu dưới quyền ông chủ mới, tàn ác keo bẩn hơn chủ cũ gấp bội phần. Đó là cái lầm to của thế kỷ!

Khởi điểm của đoạn đường bi thảm mà dân tộc ta đang thoát vượt đã nằm trong quá khứ xa vời của thời Đông Du ở đầu thế kỷ này. Ngày Hồ Chí Minh, lúc đó mang tên Nguyễn Ái Quốc, khi “giác ngộ” chủ nghĩa CS đã la lớn trong đêm vắng: “Đây rồi con đường giải phóng dân tộc (sic)” cũng là thời điểm báo hiệu một chu kỳ đau thương sẽ đến và kéo dài trên quê hương chúng ta. Hồ Chí Minh không phải là người đầu tiên ăn phải... cháo lú để quên nước nòi, trở thành đảng viên CS phục vụ cho Đệ Tam Quốc Tế, nhưng lại là phần tử trung kiên và có công nhất với tổ chức này khi thành công đưa cả một dân tộc vào quĩ đạo CS, phục vụ quyền lợi đế quốc Nga dưới một chiêu bài hào nhoáng: làm nghĩa vụ quốc tế.

Người đầu tiên trong giới đấu tranh của phong trào Đông Du nhìn được âm mưu của các thế lực đế quốc chèn ép nhau qua chiêu bài chủ thuyết là nhà cách mạng lão thành Sào Nam Phan Bội Châu. Để cảnh tỉnh các đồng chí về hiểm họa vong thân, Cụ Phan đã nói một câu đơn giản mà sâu sắc: “Dân chẳng duy tâm, dân chẳng duy vật, dân chỉ duy dân”. Nhưng cũng chỉ vì lời nói chí tình phản ảnh truyền thống nhân bản dân tộc mà Cụ bị phản bội bán đứng cho mật thám Tây!

Do đó những người phản tỉnh sớm nhất về CS là các thành phần đảng phái đã từng có kinh nghiệm đớn đau về kẻ thù. Ngoài ra tất cả đều mù mờ về bản chất của chủ thuyết lẫn tâm địa của bọn lãnh tụ qua lý luận ấu trĩ “cộng sản thì cũng yêu nước chống thực dân vậy”!

Thành thật luận xét, ngay trong hàng ngũ đấu tranh của phía Quốc Gia gồm cả lãnh tụ chính đảng, chính khách, nhân sĩ cũng chưa triệt để phản tỉnh về kẻ thù CS. Họ vẫn còn lấn cấn tình cảm, không dứt khoát lập trường để nhìn xa trông rộng, thẳng tay tiêu diệt kẻ thù. Nguyễn Hải Thần, lãnh tụ Việt Cách (Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội) đã đứng ra bảo lãnh cho Hồ Chí Minh khi Hồ bị Quốc Dân Đảng Trung Hoa bắt giam. Trần Trọng Kim, Thủ Tướng chính phủ, đã đứng ra vận động Nhật để xin tha cho các cán bộ CS bị Nhật bắt giữ. Bà Cả Tề, một nhân sĩ Bắc Hà, đã từng lặn lội đi thăm nuôi các đảng viên CS cao cấp bị Pháp bắt giam ở các trại tù mạn ngược. Họ không nghĩ rằng đó là hành động “dưỡng hổ di họa”, nuôi cọp để bị cọp vồ.

Năm 1954, gần 1 triệu người bỏ miền Bắc vào Nam để chọn tự do. Nhưng ngược lại miền Nam cũng có gần 400 ngàn người ra Bắc tập kết. Đó là chưa kể con số ở lại nằm vùng phá hoại và một đại khối có cảm tình với kẻ thù CS vì sự ngộ nhận người CS là những người yêu nước.

Người dân miền Bắc chỉ thực sự phản tỉnh khi sống dưới chế độ CS. Nhưng mọi hình thức chống đối đều bị đàn áp không nương tay. Vụ Nhân Văn – Giai Phẩm của giới văn nghệ sĩ kháng chiến, vụ Quỳnh Lưu khởi nghĩa của nông dân đều được giải quyết nhanh gọn bằng súng đạn và sau đó bằng những bản án tù đầy.

Người dân miền Nam cũng chỉ thực sự phản tỉnh sau khi họ sống dưới chế độ CS. Tất cả đều bị lừa dối bằng một âm mưu thâm độc có lớp lang hẳn hòi. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, công cụ xâm lược miền Nam của Hà Nội cũng bị giải tán và lãng quên như những con múa rối, sau buổi trình diễn bị ném vào xó tối. Những trại tù cải tạo, những vùng kinh tế mới và một đời sống cơ cực tủi hờn là giá phải trả của một dân tộc vì sự ấu trĩ, thờ ơ, u tối đã không nhìn ra bản chất thực của kẻ thù.

Tuy nhiên nếu quan niệm kinh nghiệm bản thân là điều kiện cần thiết để giác ngộ thì cả một dân tộc đã có điều kiện để phản tỉnh một cách toàn diện và triệt để về kẻ thù CS để quyết định phải làm một cái gì trước khi quá muộn.



4. Sự Phục Hoạt của nòi Việt trong một cuộc Cách Mạng Triệt Để, Toàn Diện và Hướng Thượng

Phải mất gần một thế kỷ để dân tộc ta phản tỉnh một cách triệt để và toàn diện về Bạn, về Thù, và về chính Ta để nhận ra nguyên tắc chỉ đạo trong chính trị: Ta là chính, Bạn và Thù đều là tùy phụ! Ta chính là khởi điểm của đấu tranh để sống, còn, nối, tiếp, tiến, hóa và Ta cũng là đích điểm của đấu tranh trong tiến trình Là Người, Làm Người, Thành Người! Để đạt đích điểm này, Tổ Tiên Việt cũng đã để lại những phương thức mà sự quan trọng chủ yếu nằm trong chữ Tự Lực để Tự Thắng rồi Tự Cường để đạt Tự Do trong tinh thần Tự Chủ!

Huyền thoại “tình hữu nghị xã hội chủ nghĩa” đã đổ vỡ khi chiến tranh xẩy ra giữa những nước anh em như CSVN và CS Tầu (1979).

Huyền thoại “đồng minh trong khối tự do” cũng đã tan biến khi miền Nam bị Hoa Kỳ bỏ rơi, bàn giao cho Hà Nội, với thân phận của một con chốt thí (1975).

Nhờ có phản tỉnh, do những đớn đau, bẽ bàng, tủi nhục, ê chề kích thích mà người Việt đã trở về với bản vị nước nòi, làm một lựa chọn đúng đắn: “Tắm ở ao nhà!”

Trước hiện tình của Dân Tộc và Tổ Quốc, cách mạng nhất định phải xẩy ra như một tất yếu lịch sử, bằng sức mạnh của đại khối dân tộc 98% tạo ra sóng đáy để phá vỡ những đê bờ ngăn chặn và cuốn trôi đi những rác rến bẩn thỉu thống trị trên mặt tầng ở đó có tập đoàn CS nay đã trở thành những tay Tư Bản Đỏ và những tên thời cơ chủ nghĩa, hoạt đầu, sẵn sàng làm tay sai cho ngoại bang, cho kẻ thù. Cách mạng phải được hướng dẫn bằng những tư tưởng cao đẹp, những khuôn mẫu trọn hảo của một nền văn hóa có ảnh hưởng trong sự kết buộc đại khối quần chúng thành một lực, thống nhất dưới một ngọn cờ, một lãnh đạo. Và ở trường hợp VN này, nền văn hóa truyền thống của dân tộc hòa hài tình nghĩa để chính đáng yêu mình, độ lượng yêu người cộng với tinh thần khoa học, khai phóng của thời đại, sẽ là nền tảng vững chắc của một lập trường Việt làm trục cho những dự kế trong cả hai tầng phá và xây theo đúng ba phẩm tính toàn diện, triệt để và hướng thượng của một cuộc cách mạng bao gồm mọi vấn đề Dân Tộc, Dân Sinh và Dân Quyền.

Tầng phá sẽ gồm có phá địch ngoài, phá thù trong, phá những tồn tại lỗi thời của xã hội đã qua, phá những hận thù làm chia ly dân tộc, phá những ngộ nhận làm xa cách anh em, phá những mặc cảm thấp hèn, thua kém ở lòng ta, phá những cố chấp tự tôn, ngạo mạn ở long người, và xây đắp những khuôn mẫu tuyệt vời không những cho Ta mà còn chung cho cả loài người yếu, ở đủ mọi tầng cấp: Dân – Nước, Cá Nhân – Nhân Loại.



— Lý Tưởng cao đẹp của Nhân Loại là Thống Nhất trong Bình Đẳng.

— Mục đích thực tế của Quốc Gia Dân Tộc là Độc Lập trong Thịnh Vượng.

— Mơ ước bình thường của con người là Tự Do và Hạnh Phúc.



Đó phải là những gì chúng ta phải xây đắp với tư cách là dân của nước Việt Nam, là con của một nòi tình có một trái tim vĩ đại biết yêu thương, biết uất hận nhưng cũng biết dung thứ trước những hối cải ăn năn của thù xưa, của bạn cũ và của rất nhiều những phản bội không tên đã được ngụy trang chôn dấu trên con đường tiến hóa mà dân tộc ta đi, trong đời sống cá nhân mà chúng ta sống.

Và đó là những gì mà chúng ta phải xây đắp bằng rất nhiều máu, máu của hy sinh dâng hiến và rất nhiều nước mắt, nước mắt của yêu thương, tình nghĩa, chứ không phải chỉ bằng bạo lực của bom đạn vô hồn.



Hoa Kỳ, tháng 6/1992

Mặt Trận Cách Mạng Hưng Phục Việt

Aucun commentaire: